- Sóng biển: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân: Do gió. - Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h. | Bài 16: sóng, thủy triều, dòng biển I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần. - Hiểu rõ mặt trăng và mặt trời, trái đất ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào. - Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên đại dương cũng có những quy luật nhất định. II- Đồ dùng dạy học: III- Phương pháp dạy học: Phương pháp đàm thoại, thảo luận kết hợp sử dụng bản đồ. IV- Tiến trình lên lớp: 1- ổn định lớp. 2- Bài cũ. Nêu ảnh hưởng của các nhân tố tới chế độ nước sông. 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính - Hoạt động 1 (cá nhân): Sóng biển, thủy triều, dòng biển liên quan gì với nhau ? (Hoạt động của nước biển, đại dương). - Hoạt động 2 (cá nhân): Nêu khái niệm sóng biển. Nguyên nhân sinh ra sóng biển. - Giáo viên mở rộng: Sóng lừng, sóng vỗ bờ, sóng bạc đầu. - Hoạt động 3: Sóng thần là gì ? Khác với sóng thường như thế nào ? Hậu quả ? - Hoạt động 4: + Nhóm 1: Hiện tượng thủy triều là gì ? + Nhóm 2: Nghiên cứu hình ; , cho biết ngày có triều cường, triều kém. Vị trí của mặt trăng, mặt trời, trái đất như thế nào ? - Hoạt động 4: Dựa vào sách giáo khoa, hình nêu: + Dòng biển là gì ? + Sự khác nhau giữa dòng biển nóng và dòng biển lạnh. + Sự phân bố các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. + Tên một số dòng biển nóng, dòng biển lạnh trên thế giới mà em biết. - Giáo viên chuẩn kiến thức + Dòng biển nóng: Dòng biển Gônstream (Bắc Đại tây dương), dòng biển Ghinê. + Dòng biển lạnh: Dòng biển Caliphoocnia, dòng biển Tây úc I- Sóng biển: - Sóng biển: Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Nguyên nhân: Do gió. - Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h. Có sức tàn phá khủng khiếp. II- Thủy triều: - Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng và mặt trời. - Khi mặt trăng, trái đất, mặt trời nằm thẳng hàng: Thủy triều lớn nhất. + Đầu tháng: Không trăng. + Giữa tháng: Trăng tròn. - Khi mặt trăng, trái đất, mặt trời ở vị trí vuông góc: Thủy triều kém nhất. Nửa đầu tháng, nửa cuối tháng: Trăng khuyết. III- Dòng biển: - Dòng biển: Nước đại dương chuyển động thành dòng. - Dòng biển nóng: Xuất phát hai bên xích đạo chảy theo hướng tây về cực. - Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 chảy về xích đạo. - Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương. - Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa. 4- Kiểm tra đánh giá: Nêu vị trí của mặt trăng, mặt trời, trái đất vào các ngày triều cường. Trường hợp nào trăng tròn, không trăng ? 5- Hoạt động nối tiếp: Làm câu hỏi trong sách giáo khoa.