Khi nào bé bắt đầu nói và kỹ năng nói phát triển ra sao? Kỹ năng nói gắn liền với kỹ năng hiểu những gì người khác nói. Bằng cách lắng nghe người khác, con trẻ học được cách phát âm và sắp xếp từ để diễn đạt thành câu. Khi còn bé, chữ đầu tiên trẻ học được là cách phát âm những từ đơn giản như “baba”, “mama”; trẻ có thể gọi “baba”, “mama” lúc cháu khoảng 9 đến 10 tháng. Khi được 1 tuổi, trẻ bắt đầu cố gắng bắt chước những âm thanh chúng nghe. | Những giai đoạn quan trọng Kỹ năng nói Những giai đoạn quan trọng Kỹ năng nói Khi nào bé bắt đầu nói và kỹ năng nói phát triển ra sao Kỹ năng nói gắn liền với kỹ năng hiểu những gì người khác nói. Bằng cách lắng nghe người khác con trẻ học được cách phát âm và sắp xếp từ để diễn đạt thành câu. Khi còn bé chữ đầu tiên trẻ học được là cách phát âm những từ đơn giản như baba mama trẻ có thể gọi baba mama lúc cháu khoảng 9 đến 10 tháng. Khi được 1 tuổi trẻ bắt đầu cố gắng bắt chước những âm thanh chúng nghe được thỉnh thoảng bạn bắt gặp trẻ bập bẹ những từ khó hiểu và có lẽ chỉ có chúng mới có thể hiểu được mà thôi. Tiếp theo là giai đoạn phát triển với tốc độ lạ thường bạn chứng kiến một đứa bé chỉ bi bô vài từ đơn giản nhưng bây giờ lại biết cách đặt câu hỏi đưa những lời hướng dẫn và còn có thể huyên thuyên kể chuyện do nó tự đặt ra. 12 đến 18 tháng tuổi Vào lần sinh nhật đầu tiên đứa trẻ chỉ có thể nói và hiểu nghĩa khoảng 5 từ. Nhưng chỉ 2 tháng sau những từ bé thường dùng tăng lên 7 từ và cũng có thể lên đến 20 từ chỉ là phát âm mà chỉ có nó và những người thân mới hiểu được. Bé cũng bắt đầu học được cách thể hiện tình cảm trong câu nói cất cao giọng khi muốn hỏi điều gì đó ví dụ như nó nói bế bế mỗi khi nó đòi ẵm. Trẻ nhận ra được sự quan trọng của ngôn ngữ là một phương tiện để truyền đạt những gì chúng muốn nói và mong đạt được. Trước khi biết nói nhiều từ để có thể diễn đạt suy nghĩ và ý muốn của nó trẻ thường kết hợp nói và điệu bộ để diễn tả ước muốn của nó ví dụ nó sẽ đưa tay về phía quả bóng và bập bẹ nói banh banh . Trong thực tế một số trẻ chỉ giao tiếp với cha mẹ bằng cử chỉ. Nếu để ý bạn sẽ thấy con mình lấy tay che mặt mỗi khi nó lúng túng hoặc đập bàn khi tức giận. Và bạn cũng không nên quá lo lắng khi nó bứt rứt cố gắng suy nghĩ để diễn tả những điều nó muốn nói đây là những dấu hiệu tốt khi trẻ đang tìm cách giao tiếp và quan tâm đến việc bạn có hiểu những điều nó nói hay không. Đến 16 tháng trẻ bắt đầu phát âm những phụ âm đây là một bước ngoặc .