CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG ĐỘNG VẬT - Chương 2

Chương 2 DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO Những người đương thời với Mendel không hiểu các qui luật di truyền của Ông, một phần do chưa biết các cơ chế phân bào. Năm 1879, người ta đã tìm được cơ chế phân chia nguyên nhiễm và năm 1890, tìm ra cơ chế phân chia giảm nhiễm. | 32 Chương 2 DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO Những người đương thời với Mendel không hiểu các qui luật di truyền của Ông một phần do chưa biết các cơ chế phân bào. Năm 1879 người ta đã tìm được cơ chế phân chia nguyên nhiễm và năm 1890 tìm ra cơ chế phân chia giảm nhiễm. Như vậy đến cuối thế kỷ 19 các nhà sinh học mới tìm thấy mối tương quan giữa sự biểu hiện của nhiễm sắc thể trong phân bào với sự biểu hiện các nhân tố Mendel. Với đối tượng nghiên cứu là ruồi dấm Drosophila melanogaster năm 1910 . Morgan và các cộng sự đã đưa ra học thuyết di truyền nhiễm sắc thể chứng minh các gen nằm trên nhiễm sắc thể chúng liên kết với nhau để hình thành nên các đặc điểm tính trạng của cơ thể. Sự ra đời của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể đã đánh dấu thời kỳ phát triển thứ hai của di truyền học và là cơ sở xây dựng bản đồ gen động vật. 1. Cấu trúc cơ sở nhiễm sắc thể. . Khái niệm về nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể chromosome là thể vật chất di truyền tồn tại trong nhân tế bào bắt màu bằng các thuốc nhuộm kiềm tính có dạng hình sợi hoặc hình que. Nhiễm sắc thể có số lượng hình dạng kích thước cấu trúc đặc trưng cho từng loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tái sinh phân ly và tổ hợp trong quá trình phân chia tế bào và thụ tinh để tạo thành cá thể mới. Nhiễm sắc thể cũng có khả năng biến đổi về số lượng cấu trúc khi xẩy ra những thay đổi làm xuất hiện các đặc điểm kiểu hình mới các đột biến . Cấu trúc cơ sở của nhiễm sắc thể. Ở virus nhiễm sắc thể chỉ là một phân tử DNA trần. Ở sinh vật có nhân nhiễm sắc thể có cấu tạo phức tạp. Ở các tế bào thực vật và động vật sau khi nhân đôi mỗi nhiễm sắc thể có 2 cromatit sợi nhiễm sắc mỗi cromatit có 1 sợi DNA. Các cromatit này đóng xoắn cực đại vào giai đoạn trung kỳ trong phân chia tế bào nên chúng có hình dạng kích thước đặc trưng. Khi nhuộm màu nhiễm sắc thể sẽ bắt màu ở các phần có sự khác nhau. Vùng bắt màu đậm gọi là vùng dị nhiễm sắc. Vùng này có chứa nhiều hạt nhiễm sắc nút xoắn DNA ở đây phân tử DNA đang ở trạng thái xoắn mạnh ít hoạt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.