Chương 3 DI TRUYỀN PHÂN TỬ VÀ KỸ THUẬT DI TRUYỀN ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG ĐỘNG VẬT Đến những năm 1940, di truyền học cổ điển được gọi là “di truyền học hình thức” vì chỉ căn cứ vào kết quả lai hay quan sát tế bào học mà suy đoán về gen. | 81 Chương 3 DI TRUYỀN PHÂN TỬ VÀ KỸ THUẬT DI TRUYỀN ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG ĐỘNG VẬT Đến những năm 1940 di truyền học cổ điển được gọi là di truyền học hình thức vì chỉ căn cứ vào kết quả lai hay quan sát tế bào học mà suy đoán về gen. Gen có bản chất như thế nào Nó thực hiện chức năng sinh hóa ra sao Đó là những vấn đề con bỏ ngõ. Năm 1941 G. Beadle và E. Tatum nghiên cứu các đột biến sinh hóa ở nấm mốc Neurospora crassa và nêu lên giả thuyết 1 gen - 1 men -tính trạng cho thấy gen xác định tính trạng thông qua việc điều khiển tổng hợp các enzym chất xúc tác các phản ứng sinh hóa. Tiếp theo các đối tượng vi sinh vật bắt đầu được sử dụng rộng rãi đã tạo một buớc phát triển mới trong nghiên cứu di truyền. Vào những năm 40 J. Lederberg với các công trình của mình dã góp phần đưa một vi khuẩn trở thành đối tượng được sử dụng nhiều nhất trong sinh học phân tử đó là vi khuẩn E. coli. Nhiều nhà vật lý hóa học chuyển sang nghiên cứu di truyền học đã ứng dụng các phương pháp mới trong nghiên cứu sinh học. Việc xác định DNA chính là vật chất di truyền đã mở màn cho các nghiên cứu phân tử về cấu tạo và chức năng của gen. Năm 1944 Oswald Avery Colin Mc Leod và Maclyn McCarty nghiên cứu Streptococcus pneumonie một vi khuẩn gây viêm phổi dựa vào các quan sát trước của Fred Griffiths đã phát hiện ra hiện tượng biến nạp và đã chứng minh DNA là nhân tố gây biến nạp làm thay đổi kiểu di truyền ở phế cầu khuẩn D. pneumonie. Alfred Hershey và Martha Chase 1952 củng cố thêm kết luận trên bằng các thực nghiệm trên thực khuẩn thể bacteriophage đó là các virus có khả năng xâm nhiễm vi khuẩn E. coli. Sự phát hiện cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA của James D. Watson và Francis . Crick 1953 chính thức khởi đầu cho thời kỳ nghiên cứu di truyền phân tử. Cấu trúc đơn giản và trình tự bổ sung của phân tử DNA 82 là cơ sở cho cơ chế tự sao chép của phân tử DNA ở mỗi thế hệ tế bào cũng như cơ chế tổng hợp RNA từ khuôn DNA. Học thuyết trung tâm của sinh học phân tử ra đời. I . _. I DNA I .