TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI KHÔNG DO LAO (Kỳ 2)

Chẩn đoán xác định: Chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không khó đối với thể tự do, dựa vào lâm sàng, X quang và quyết định chẩn đoán là chọc dò có dịch, với thể khu trú X quang và siêu âm là quan trọng vì lâm sàng khó xác định. 2. Chẩn đoán nguyên nhân: Dựa vào màu sắc, sinh hóa, tế bào học và mùi hôi của dịch màng phổi và quan trọng nhất là cấy dịch màng phổi và làm kháng sinh đồ. 3. Chẩn đoán phân biệt: a. Viêm phổi không điển hình: Dựa vào lâm. | TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI KHÔNG DO LAO Kỳ 2 VI. CHẨN ĐOÁN 1. Chẩn đoán xác định Chẩn đoán tràn dịch màng phổi thường không khó đối với thể tự do dựa vào lâm sàng X quang và quyết định chẩn đoán là chọc dò có dịch với thể khu trú X quang và siêu âm là quan trọng vì lâm sàng khó xác định. 2. Chẩn đoán nguyên nhân Dựa vào màu sắc sinh hóa tế bào học và mùi hôi của dịch màng phổi và quan trọng nhất là cấy dịch màng phổi và làm kháng sinh đồ. 3. Chẩn đoán phân biệt a. Viêm phổi không điển hình Dựa vào lâm sàng X quang và chọc dò không có dịch. b. Dày dính màng phổi Khoảng gian sườn hẹp X quang có dấu dày dính. c. Xẹp phổi Khoảng gian sườn hẹp phim phổi có mờ hình tam giác đáy quay ra ngoài chọc dò không có dịch. d. Áp xe dưới cơ hoành Đẩy cơ hoành lên cao phải dựa vào X quang và siêu âm. VII. BIẾN CHỨNG VÀ DƯ CHỨNG Tùy theo nguyên nhân. 1. Biến chứng - Vỡ vào phổi phế quản gây áp xe phổi - khái mủ. - Dò ra thành ngực. - Tràn khí thứ phát hay phối hợp. - Tràn dịch màng ngoài tim. - Nhiễm trùng huyết. 2. Dư chứng a. Nếu điều trị sớm đúng thì bệnh sẽ khỏi nhưng để lại dày dính màng phổi có khi có vách hóa màng phổi. b. Nếu điều trị không đúng hay điều trị trễ thì sẽ tồn tại ổ mủ cặn trong màng phổi làm nhiễm trùng kéo dài gây xẹp phổi suy hô hấp. c. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và đáp ứng điều trị và phương pháp điều trị. VIII. ĐIỀU TRỊ Nguyên tắc là sớm mạnh đủ liệu trình phối hợp và theo dõi diễn tiến điều trị. 1. Điều trị nội khoa a. Điều trị nguyên nhân Phải căn cứ vào vi khuẩn của dịch màng phổi và kháng sinh đồ nếu chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào bệnh cảnh lâm sàng tính chất dịch màng phổi kinh nghiệm lâm sàng yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh. Chủ yếu là kháng sinh bằng đường toàn thân và tại chỗ vào màng phổi. Kháng sinh đường toàn thân Nên phối hợp ít nhất 2 kháng sinh diệt khuẩn bằng đường tiêm bắp hay tĩnh mạch trong các trường hợp nặng có nguy cơ kháng thuốc cao. - Do phế cầu liên cầu Kháng sinh vẫn có tác dụng tốt hiện nay là

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.