Đời sống nhân loại bao gồm nhiều hoạt động sản xuất, VHVN, TDTT, CT xã hội càng phát triển thì các hoạt động càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn. Không thể có các hoạt động đó nếu con người không tồn tại. Để tồn tại thì con người phải ăn ở, mặc | - Nhân loại ngày nay chưa từng biết đến một phương thức tổ chức kinh tế nào cao hơn, tiến bộ hơn kinh tế hàng hóa. Từ đây đưa đến nhận thức rằng, kinh tế hàng hóa không phải là phương thức tổ chức kinh tế riêng của xã hội tư bản mà nó là sản phẩm của nhân loại. Mục tiêu của CNXH là phát triển kinh tế trong công bằng, dân chủ và văn minh, trình độ thu nhập ngày càng cao, tổng sản phẩm làm ra trên đầu người ngày càng lớn. Trong khi, kinh tế hàng hóa ngày nay đang tồn tại và phát triển khách quan trong nền kinh tế thế giới. Ở những nước kinh tế phát triển cao nhất là những nước có kinh tế hàng hóa phát triển cao nhất - kinh tế thị trường; những nước nghèo nhất là những nước kinh tế hàng hóa kém phát triển nhất. Nước ta trong thời kỳ quá độ muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì phải xã hội hóa, chuyên môn hóa lao động. Quá trình ấy chỉ có thể diễn ra một cách thuận lợi trong một nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Chỉ có kinh tế thị trường mới làm cho nền kinh tế nước ta phát triển năng động. Nhờ áp dụng mô hình kinh tế thị trường , chúng ta đã bước đầu khai thác tiềm năng trong nước đi đôi với thu hút vốn và kỹ thuật nước ngoài, giải phóng năng lực sản xuất xã hội, phát triển lực lưỡng sản xuất, góp phần giữ nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm 1990 -2000 là 7 %, CN tăng hàng năn 13,5 %, NN,4-5% Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao tích lũy xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển xã hội trong tương lai.