Đã có nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về những khó khăn của người tiêu dùng, với không ít quy kết một phần trách nhiệm cho các doanh nghiệp. Sự thật thì hơn ai hết, những doanh nghiệp Việt và cụ thể là CEO đang là người đầu tiên hứng chịu sức ép lớn nhất từ chính cơn bão giá hiện tại. | CEO và 5 điều nên làm trong cơn bão giá Đã có nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về những khó khăn của người tiêu dùng với không ít quy kết một phần trách nhiệm cho các doanh nghiệp. Sự thật thì hơn ai hết những doanh nghiệp Việt và cụ thể là CEO đang là người đầu tiên hứng chịu sức ép lớn nhất từ chính cơn bão giá hiện tại. Không ít CEO đang trong thực sự bế tắc khi chi phí đầu vào tăng vọt lợi nhuận suy giảm và những nguy cơ bất ổn hằng ngày từ thị trường do hiệu ứng tăng giá. Dưới góc độ thị trường xin được chia sẻ 5 việc cần làm ngay của CEO để mỗi doanh nghiệp tìm thấy cơ hội phát triển trong chính giai đoạn khó khăn này. 1. Xác lập mục tiêu Thị phần hay lợi nhuận Một mũi tên đừng hy vọng có hai con thỏ và cũng như vậy trong giai đoạn khó khăn hiện nay hãy xác định lại một cách cụ thể sự ưu tiên của doanh nghiệp ít nhất trong 6 tháng trước mắt. Giữ vững thị phần - bằng cách nỗ lực kìm giá để giữ lợi thế cạnh tranh hay bảo tồn lợi nhuận trước mắt bằng cách tăng giá theo thị trường. Thực tế cho thấy những thời điểm khủng hoảng là thời gian tốt nhất cho các công ty có tiềm lực mạnh vươn lên chiếm lĩnh thị phần với chi phí nhỏ nhất một nhiệm vụ bất khả thi trong điều kiện bình thường. Việc Viettel Mobile đột ngột quyết định giảm giá cước một việc đi ngược lại xu hướng tăng giá trong thời gian này chắc hẳn là quyết định chiến lược khôn ngoan với mục tiêu thu hút thêm nhiều thuê bao của một thị trường di động đầy tiềm năng. 2. Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp Thị trường không của riêng ai đó là quy luật của thị trường và theo thời gian số đối thủ cạnh tranh hoạt động trong cùng một lĩnh vực ngày một tăng lên. Tuy nhiên mỗi cuộc đua cuối cùng rút cục đều là của hai con ngựa theo Al Ries - Những quy luật marketing bất biến . Cũng như vậy với mỗi doanh nghiệp đều có một đối thủ cạnh tranh trực tiếp người có khả năng lấy thị phần của doanh nghiệp lớn nhất. Trên thực tế có tới hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp không thể nêu đích xác đối thủ cạnh tranh .