1. Định nghĩa: Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. Như vậy, tri thức không phản ánh những cái đang tác động mà là những cái đã qua, đã trở thành kinh nghiệm, kiến thức của con người. Cơ sở sinh lý thần kinh của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời. Những đường này được củng cố. | RỐI LOẠN TRÍ NHỚ Kỳ 1 I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC VỀ TRÍ NHỚ 1. Định nghĩa Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm tri thức của con người bằng cách ghi nhận bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng ý niệm và ý tưởng. Như vậy tri thức không phản ánh những cái đang tác động mà là những cái đã qua đã trở thành kinh nghiệm kiến thức của con người. Cơ sở sinh lý thần kinh của trí nhớ là sự hình thành giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời. Những đường này được củng cố vững chắc được lặp đi lặp lại nhiều lần. 2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ Gồm 3 quá trình Ghi nhận lưu trữ và tái hiện. - Quá trình ghi nhận Là khả năng ghi lại những thông tin nhờ quá trình hưng phấn ở những vùng tương ứng của bộ não trước những kích thích thực tại càng chú ý và càng thích thú với kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn rõ ràng bấy nhiêu. Quá trình ghi nhận có thể là chủ động tích cực có thể là không chủ định không cố ý. - Quá trình lưu trữ bảo tồn Là quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào não. Kích thích càng mạnh càng được lặp lại thì quá trình lưu trữ càng bền vững. - Quá trình tái hiện nhớ lại Là quá trình khôi phục lại những đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn. Sự tái hiện xuất hiện dưới 2 hình thức a Nhận lại Thông qua các giác quan nhận được những đối tượng đã kích thích trước kia nay đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Ví dụ Nhận lại bạn cũ xa nhau đã lâu. b Hiện lại Kinh nghiệm và tri thức cũ không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia vẫn có thể hiện ra trong óc không cần sự có mặt trực tiếp của chúng. Ví dụ Hiện lại khuôn mặt của người đã mất. 3. Phân loại trí nhớ a Chia theo các giác quan Tuỳ theo giác quan thu nhận thông tin để nhớ như trí nhớ thị giác trí nhớ thính giác trí nhớ xúc giác. Các dạng trí nhớ này trội hơn ở từng người. Ví dụ nhạc sĩ có trí nhớ thính giác trội hơn người mù có trí nhớ xúc giác trội hơn. b Chia theo