Tài liệu tham khảo giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 6: Phân tích tình hình tài chính | CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và phương pháp phân tích báo cáo tài chính Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính Phân tích khái quát về tài sản • Phân tích khái quát về tài sản nhằm: – Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản dn hiện tại, – Đánh giá tính hợp lý của những chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản. • Nội dung phân tích: – Phân tích TSNH gồm: phân tích chung và phân tích các khoản mục trong TSNH. – Phân tích TSDH gồm: phân tích chung và phân tích các khoản mục trong TSDH. – Để đánh giá sự biến động của TSDH trước hết phải tính chỉ tiêu tỷ suất đầu tư và xem xét sự biến động của nó. • Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. • Sau khi đánh giá chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cần xem xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể. Phân tích khái quát về nguồn vốn • Phân tích khái quát về nguồn vốn nhằm: – Đánh giá tính hợp lý và hợp pháp nguồn vốn của dn, – Đánh giá khả năng tự chủ tài chính của dn. • Nội dung phân tích: – Phân tích nợ phải trả: gồm phân tích chung và phân tích các khoản mục trong nợ phải trả. – Phân tích nguồn vốn CSH: để đánh giá sự biến động của NVCSH trước hết phải tính chỉ tiêu tỷ suất tự đầu tư và xem xét sự biến động của chỉ tiêu này giữa cuối năm so với đầu năm. • Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó cho thấy khả năng chủ động của doanh nghiệp trong những hoạt động của mình. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính Nhóm chỉ tiêu thanh toán Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ