Trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách mở cửa hội nhập đã đặt các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, trước những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt đó là quy luật cạnh tranh. Cuộc chiến này không chỉ diễn ra ở những doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đứng trước tình thế đó, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới. | Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách mở cửa hội nhập đã đặt các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, trước những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt đó là quy luật cạnh tranh. Cuộc chiến này không chỉ diễn ra ở những doanh nghiệp trong cùng một ngành, một lĩnh vực mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đứng trước tình thế đó, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới sáng tạo, nhằm hạ thấp chi phí cá biệt so với chi phí xã hội, để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là đối với các nhà sản xuất là phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp mình. Tức là bên cạnh việc chú ý tới chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm thì một trong những biện pháp quan trọng là phải quản lý chặt chẽ tới mọi khoản chi phí hạ thấp được giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình để giúp doanh nghiệp không những tồn tại đứng vững mà còn phát triển trên thị trường. Xét trong phạm vi một doanh nghiệp giá thành sản phẩm thấp là điều kiện để xác định giá bán hợp lý, từ đó không những giúp doanh nghiệp đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ sản phẩm, mà còn tạo điều kiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng cho quá trình tái sản xuất. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp còn phải tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm, trong các doanh nghiệp sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho quốc gia. Do đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một ví trí vô cùng quan trọng trong công tác hạch toán kinh tế ở mọi doanh nghiệp sản xuất, nó cung cấp các thông tin về chi phí và giá thành cho các nhà quản trị để từ đó có những đối sách hợp lý về chi phí và giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Mang lại kết quả kinh tế .