Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích nào đó, chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần | 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích nào đó chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn. Dù bạn có muốn hay không thì các cuộc tranh luận vẫn là một phần tất yếu trong kinh doanh. Nhưng để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận và phát huy tính tích cực của chúng bạn hãy nắm vững những bí quyết quan trọng mà tạp chí Nhà quản trị giới thiệu dưới đây. Cách tốt nhất để tránh một cuộc tranh luận là đừng để nó xảy ra. Tuy nhiên điều này là rất khó và nếu bạn thường xuyên né tránh các cuộc tranh luận thì mọi người có thể cho rằng bạn yếu kém về năng lực và không dám tin vào những giá trị của riêng mình đồng thời không có quan điểm riêng vì thế hãy lựa chọn và tham gia các cuộc tranh luận mà bạn cho là thực sự có ích. Hãy phát huy tối đa năng lực của bạn sao cho cuộc tranh luận sẽ không rơi vào một cuộc kịch chiến không có kết quả. 1. Tôn trọng ý kiến của người khác Mỗi người có những niềm tin khác nhau và bạn đừng bao giờ coi thường niềm tin của những người bất đồng ý kiến với bạn. Đừng bao giờ vội quy kết họ là sai cho dù nếu trên thực tế có đúng là như vậy đi chăng nữa. Bạn cần nhớ rằng bạn không phải là người canh gác cho khẩu hiệu Tất cả những gì tôi biết là đúng . Bạn cũng có thể là người có những nhận xét chưa đúng lắm chứ. 2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu kẻ khác ném những luận điệu hắn ta khăng khăng cho là đúng vào mặt mình Bạn nên bình tĩnh diễn đạt sự không thống nhất của bạn một cách nhẹ nhàng và nhấn mạnh rằng ý kiến của bạn xuất phát từ những góc độ khác với họ. 3. Thừa nhận sai lầm Ngay từ khi bạn nhận ra sai lầm đừng chần chừ một phút nào mà hãy thừa nhận sai lầm của mình ngay lập tức. Bạn sẽ thấy .