CÁC BƯỚC GiẢNG DẠY KHÁI NiỆM SINH HỌC (SINH HỌC LỚP 10)

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức Ở bài trước chúng ta đã học về các cấp độ tổ chức trái đất chúng ta có trên một triệu loài sinh vật vậy thì hệ thống phân loại các loài như thế nào?Hôm nay chúng ta sẽ học về các giới sinh vật. Vậy giới là gì?Và cách sắp xếp các giới như thế nào? | Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức - Ở bài trước chúng ta đã học về các cấp độ tổ chức trái đất chúng ta có trên một triệu loài sinh vật vậy thì hệ thống phân loại các loài như thế nào?Hôm nay chúng ta sẽ học về các giới sinh vật. -Vậy giới là gì?Và cách sắp xếp các giới như thế nào trong sinh giới thầy trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài ngày hôm nay. Bước 2: Quan sát vật thật vật tượng hình -Treo tranh cho học sinh quan sát:Với những bức hình hoặc xem video - Các em cho thầy biết trong các hình ảnh trên có những nhóm loài nào?( nấm, thực vật, động vật và vi khuẩn.) - Vậy những nhóm loài đó thuộc những giới nào? (động vật, thực vật, vi khuẩn,nấm. Bước 3: Phân tích dấu hiệu chung và bản chất (định nghĩa) -Đầu thế kỉ XX Whittaker và Magulis đề nghị sắp xếp các loài sinh vật sống trên trái đất vào 5 giới: giới Khởi sinh (Monera) gồm vi khuẩn, giới Nguyên sinh (Protista) gồm những động vật nguyên sinh(còn gọi là động vật đơn bào),tảo và nấm nhầy; giới Nấm (Fungi),giới Thực vật (Plantae), giới Động vật (Animalia) Tại sao các nhà khoa học lại phân chia như vậy?Và những giới đó có đặc điểm gì đặc trưng?Các em dựa vào sách giáo khoa và điền vào phiếu học tập sau đó nộp lại cho thầy. - Sau đó giáo viên đưa ra kết quả của phiếu học tập. Giới Đặc điểm Giới Khởi sinh (Monera ) Giới Nguyên sinh. (Protista) Giới Nấm (Fungi) Giới Thực vật (Plantae) Giới Động vật (Animalia) Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm dinh dưỡng Các nhóm điển hình Giới Đặc điểm Giới Khởi sinh (Monera ) Giới Nguyên sinh. (Protista) Giới Nấm (Fungi) Giới Thực vật (Plantae) Giới Động vật (Animalia) Đặc điểm cấu tạo Tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào Tế bào nhân thực,cơ thể đơn bào hoặc đa bào Tế bào nhân thực ,cơ thể đa bào phức tạp Tế bào nhân thực ,cơ thể đa bào phức tạp Tế bào nhân thực ,cơ thể đa bào phức tạp Đặc điểm dinh dưỡng Dị dưỡng và tự dưỡng Dị dưỡng và tự dưỡng Dị dưỡng hoại sinh sống cố định. Tự dưỡng quang hợp, sống cố định Dị dưỡng,sống chuyển động. Các nhóm điển hình Vi khuẩn Động vật đơn bào, tảo,nấm nhầy Nấm Thực vật Động vật Đáp án của phiếu học tập được giáo viên chuẩn bị trước ở nhà Giáo viên nhận xét phiếu học tập của học sinh sau đó bổ sung để học sinh biết được cái bản chất, sự khác nhau giữa các giới,làm cơ sở để phân loại giới. Và ngày nay chúng ta sử dụng hệ thống phân chia 5 giới của Whittaker trong phân loại học. Treo bức tranh hệ thống phân chia sinh giới lên bảng Bước 4: Đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã biết. Sinh vật được sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài Chi Họ Bộ Lớp Ngành Giới. Bất kì một loài sinh vật nào trên Trái đất cũng được sắp xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành một chi, nhiều chi thân thuộc tập hợp thành một họ,nhiều họ thân thuộc hợp thành một bộ, nhiều bộ thân thuộc tạo thành một lớp,nhiều lớp thân thuộc tập hợp thành một ngành và nhiều ngành thân thuộc tạo thành một giới. Vậy Giới (Regnum) được xem như là đơn vị phân loại phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Bước 5: Luyện tập và vận dụng khái niệm. Qua bài học sinh có thể phân chia, sắp xếp các sinh vật mà các em gặp trong đời sống hàng ngày vào các giới mà các em đã học. - Các em cho thầy biết Loài người thuộc giới nào?Virut HIV thuộc ngành nào, giới nào?

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.