Sự cấp thiết của vai trò lãnh đạo sau khủng hoảng Trước tiên phải lãnh lấy phần trách nhiệm của mình, sau đó chúng ta cần vạch ra chiến lược lãnh đạo cho con đường dài phía trước. | Sự cấp thiết của vai trò lãnh đạo sau khủng hoảng Trước tiên phải lãnh lấy phần trách nhiệm của mình sau đó chúng ta cần vạch ra chiến lược lãnh đạo cho con đường dài phía trước. Lịch sử - nhà dẫn đường sáng suốt Có lẽ chúng ta đã nói không ít về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hệ thống tài chính - hệ thống mà gần đây được chứng minh là yếu ớt mỏng manh một cách đáng kinh ngạc. Có lẽ nào không ai trong số chúng ta nhìn thấy những bước đi thầm lặng của cuộc khủng hoảng khi nó dần xảy ra Nếu coi lịch sử là một nhà dẫn đường sáng suốt thì đáng lẽ chúng ta phải nhìn thấy điều đó. Như một người bạn của tôi -ngài Bob Bruner tới từ trường Darden đã từng nhấn mạnh rằng Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu ai đó liên tưởng cuộc khủng hoảng hiện tại của chúng ta tới cuộc khủng hoảng niềm tin - cơn hoảng loạn năm 1907 nhưng những nét tương đồng thì tương đối rõ rõ ràng. Trường Kinh doanh Harvard Harvard Business School -HSB đã từng vực dậy rồi trở nên lớn mạnh trong bối cảnh kinh tế hỗn loạn những năm đầu thế kỷ trước bên cạnh đó điều mà ai cũng nhìn thấy ở tổ chức giáo dục này đó là một cái nôi nuôi dưỡng các sinh viên giúp họ học hỏi được các nguyên tắc trong quản lý và lãnh đạo. Cho đến giờ dường như giá trị và tầm quan trọng của thử thách đặt ra với ngôi trường ngày nào vẫn không hề đổi thay dù hàng thế kỉ đã trôi qua. Sự vắng bóng của một tập thể lãnh đạo tốt trong một vài tháng trở lại đây đã rung lên một hồi chuông cảnh báo trực tiếp vào khả năng có thể trả nợ được và lòng tin của chúng ta. Trách nhiệm - không phải của riêng ai Vậy thì xét cho tới cùng ai sẽ là người phải đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 này Không thể phủ nhận rằng đó là một thất bại tập thể không của riêng ai - có nghĩa nó không chỉ là thất bại của những tổ chức an ninh những thể chế tài chính mà nó còn là của lãnh đạo tất cả các .