Tham khảo tài liệu 'cisco network part 37', công nghệ thông tin, quản trị mạng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỊNH TUYẾN Tác giả Trần Văn Thành Giới thiệu về các giao thức định tuyến A. Đại cương về định tuyến I. Thuật ngữ I. 1. Routing Protocol Routing protocol là ngôn ngữ để một router trao đổi với router khác để chia sẻ thông tin định tuyến về khả năng đến được cũng như trạng thái của mạng. Được cài đặt tại các Router chúng được sử dụng để xây dựng nên bảng định tuyến để đảm bảo rằng tất cả các Router đều có bảng Routing table tương thích nhau cũng như đường đi đến các mạng phải được xác định trong Routing Table . I. 2. Routed Protocol Nó sử dụng các bảng Routing Table mà Routing Protocol xây dựng lên để đảm bảo việc truyền dữ liệu qua mạng một cách tin cậy. Ví dụ IP và IPX. I. 3. Vùng tự trị AS Autonomous System Mạng Internet được chia thành các vùng nhỏ hơn gọi là các vùng tự trị Autonomous System - AS . AS bao gồm một tập hợp các mạng con được kết nối với nhau bởi Router. Một hệ thống AS thông thường thuộc quyền sử hữu của một công ty hay nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP . Và để các hệ thống AS này kết nối được với nhau nhà quản lý phải đăng ký với cơ quan quản trị mạng trên Internet Inter NIC để lấy được một số nhận dạng AS cho riêng mình. Bên trong mỗi AS các nhà quản lý có quyền quyết định loại Router cũng như giao thức định tuyến cho hệ thống của mình. I. 4. Bảng định tuyến Một host hay một Router phải xem xét bảng định tuyến của mình trước khi chuyển gói tin đến địa chỉ ở xa. Bảng này được gán tương ứng mỗi địa chỉ đích với một địa chỉ Router cần đến ở chặng tiếp địa chỉ đích trong bảng có thể bao gồm các địa chỉ mạng mạng con các hệ thống độc lập. Trong bảng định tuyến có thể bao gồm một tuyến mặc định được biểu diễn bằng địa chỉ . Bảng định tuyến của mỗi giao thức định tuyến là khác nhau nhưng có thể bao gồm nhữnh thông tin sau Địa chỉ đích của mạng mạng con hoặc hệ thống. Địa chỉ IP của Router chặng kế tiếp phải đến. Giao tiếp vật lý phải sử dụng để đi đến Router kế tiếp. Mặt nạ mạng của địa chỉ đích. Khoảng cách đến đích thí dụ