Là ấu trùng cysticercus cellulosae, thường ký sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cở mông, cơ liên sườn, não, mắt, tim, tổ chức dưới trùng là bọc mầu trắng, đường kính 8- 10mm, có hình hạt gạo bên trong chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Vỏ ngoài bọc là lớp mô liên kết. Đầu sán trong bọc có cấu tạo như đầu sán trưởng thành. | Sán dây bò thường ký sinh ở ruột non của người. Những đốt sán già tự động đứt ra khỏi thân sán, chủ động bò ra ngoài hậu môn, rồi bò ra quần áo, giường chiếu. Bệnh nhân thường dễ biết mình bị mắc bệnh vì nhìn thấy, phát hiện các đốt sán ở quần áo, giường chiếu. Các đốt sán rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên nó có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân hoặc bò khắp giường chiếu. Mỗi ngày thân sán có thể mọc dài ra từ 3 đến 28 đốt. Các đốt sán già rơi vào ngoại cảnh và vỡ ra, giải phóng hàng trăm ngàn trứng. Nếu trâu, bò ăn phải đốt sán vào ruột thì trứng sán nở ra ấu trùng và xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim, sau đó theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò” (cysticercus bovis). Nang ấu trùng sán bò thấy nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông . của trâu, bò. Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn ở trong trạng thái tái hoặc sống thì nang ấu trùng vào ruột người, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài bám vào thành ruột và phát triển thành sán trưởng thành trong khoảng từ 8 đến 10 tuần. Người là vật chủ chính và trâu, bò là vật chủ phụ. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể người từ 20 đến 30 năm. Con người thường bị mắc bệnh sán dây bò trưởng thành, còn bệnh ấu trùng sán bò hiếm gặp.