GIÁO TRÌNH VI SINH VẬT HỌC (Phần 10) - G.S Nguyễn Lân Dũng

Bộ giáo trình đồ sộ về sinh vật học do Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Trung tâm công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn. Trân trọng gửi tới các bạn đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc. Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo. | Bài 15 Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật Sinh trưởng là biểu thị sự tăng trưởng các thành phần của tế bào. Đối với các vi sinh vật có hình thức sinh sản bằng nẩy chồi hay phân đôi thì sinh trưởng dẫn tới sự gia tăng số lượng tế bào. Tế bào tăng trưởng đến một mức độ nhất định thì sẽ phân cắt thành hai tế bào thế hệ con có kích thước hầu như bằng nhau. Đối với các vi sinh vật đa nhân thì sự phân cách nhân không đồng hành với sự phân cắt tế bào - sự sinh trưởng làm tăng kích thước tế bào mà không làm tăng số lượng tế bào. Vì vi sinh vật rất nhỏ bé cho nên là đối tượng rất không thuận tiện để nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường xét đến sự biến đổi về số lượng của cả quần thể vi sinh vật. . ĐƯỜNG CONG SINH TRƯỞNG Sự sinh trưởng quần thể vi sinh vật được nghiên cứu bằng cách phân tích đường cong sinh trưởng trong một môi trường nuôi cấy vi sinh vật theo phương pháp nuôi cấy theo mẻ batch culture hoặc trong một hệ thống kín. Có nghĩa là vi sinh vật được nuôi cấy trong một thiết bị kín trong quá trình nuôi cấy không thay đổi môi trường và thời gian nuôi cấy càng kéo dài thì nồng độ chất dinh dưỡng càng giảm sút các chất phế thải của trao đổi chất càng tăng lên. Nếu lấy thời gian nuôi cấy là trục hoành và lấy số logarit của số lượng tế bào sống làm trục tung sẽ có thể vẽ được đường cong sinh trưởng của các vi sinh vật sinh sản bằng cách phân đôi. Đường cong này có 4 giai đoạn phases khác nhau. Hình Đường cong sinh trưởng trong hệ thống kín Theo sách của Prescott Harley và Klein . Giai đoạn Tiềm phát Lag phase Khi cấy vi sinh vật vào một môi trường mới số lượng thường không tăng lên ngay đó là giai đoạn Tiềm phát hay pha Lag. Trong giai đoạn này tế bào chưa phân cắt nhưng thể tích và khối lượng tăng lên rõ rệt do có sự tăng các thành phần mới của tế bào. Nguyên nhân là do tế bào ở trạng thái già thiếu hụt ATP các cofactor cần thiết và ribosome. Thành phần môi trường mới không giống môi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.