Khởi xướng sự phân cấp, phân quyền và trao quyền Peter Drucker qua đời ngày 11/11/2005, vào lúc chỉ còn tám ngày nữa là tròn 96 tuổi. Ông đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ doanh nhân và nhà quản lý từ thập niên 1950 đến nay và từng được ví là cha đẻ của nghệ thuật quản trị kinh doanh. Cuộc đời của Peter Drucker gắn liền với sự biến đổi nhanh chóng của thế giới kinh doanh trong nửa cuối thế kỷ 20 | Peter Drucker - người khởi xướng nghệ thuật quản trị Có lần Bill Gates Chủ tịch hãng Microsoft được hỏi thích đọc sách quản lý nào ông trả lời ngay Dĩ nhiên là sách của Peter Drucker . Khởi xướng sự phân cấp phân quyền và trao quyền Peter Drucker qua đời ngày 11 11 2005 vào lúc chỉ còn tám ngày nữa là tròn 96 tuổi. Ông đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ doanh nhân và nhà quản lý từ thập niên 1950 đến nay và từng được ví là cha đẻ của nghệ thuật quản trị kinh doanh. Cuộc đời của Peter Drucker gắn liền với sự biến đổi nhanh chóng của thế giới kinh doanh trong nửa cuối thế kỷ 20. Ông viết tổng cộng chừng 40 cuốn sách cuốn cuối cùng sẽ xuất bản vào tháng 1 năm tới. Ông sinh năm 1909 tại Áo lấy bằng tiến sĩ luật tại đại học Frankfurt năm 1931. Trong những năm sau đó ông làm đủ nghề để chạy trốn Đức Quốc xã và cuối cùng định cư ở Mỹ. Hai cuốn sách đầu tiên của ông Kết cuộc của con người kinh tế 1939 và Tương lai con người công nghiệp 1942 chưa gây được tiếng vang nhiều nhưng tạo ra sự chú ý ở lãnh đạo công ty General Motors GM lúc đó là doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Họ mời ông tiếp cận công ty từ tổng giám đốc đến công nhân bình thường để viết về GM. Cuốn sách ông cho ra đời - Khái niệm công ty - đã nhanh chóng trở thành sách bán chạy nhất không chỉ ở Mỹ mà còn ở Nhật và cho đến ngày nay vẫn còn được tái bản. Nó đã khởi đầu cho phong trào phân cấp phân quyền ảnh hưởng đến cách tổ chức của hầu hết mọi doanh nghiệp phương Tây. Trong cuốn này lần đầu tiên Drucker đưa ra khái niệm trao quyền cho công nhân vì ông tin rằng công nhân là nguồn lực chứ không chỉ là chi phí. Ông là người kịch liệt phê phán quan niệm cho rằng công nhân chỉ là một con ốc trong dây chuyền sản xuất bởi ông khẳng định dây chuyền chỉ vận hành bằng tốc độ của người công nhân chậm nhất và sản xuất theo kiểu này không khuyến khích sự sáng tạo của công nhân. Đây cũng là lần đầu tiên ông nêu khái niệm người công nhân tri thức vì ông cho rằng thế giới đang dần dịch chuyển từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế