Như đa số những khía cạnh phát triển khác của bé, những kỹ năng xã hội xuất hiện trong một dạng có thể tiên đoán được và với tốc độ khác nhau của riêng từng bé. Con của bạn học những kỹ năng xã hội thông qua tiếp xúc với người khác, nhưng cách những kỹ năng này phát triển như thế nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tính khí và giai đoạn phát triển của bé. | Sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ dưới 2 tuổi Như đa số những khía cạnh phát triển khác của bé những kỹ năng xã hội xuất hiện trong một dạng có thể tiên đoán được và với tốc độ khác nhau của riêng từng bé. Con của bạn học những kỹ năng xã hội thông qua tiếp xúc với người khác nhưng cách những kỹ năng này phát triển như thế nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tính khí và giai đoạn phát triển của bé. Bé trước 2 tuổi trải qua nhiều giai đoạn phát triển các kỹ năng xã hội cơ bản. Sau đây là một số giai đoạn để bạn có thể quan sát đối với con của mình. Trẻ 1 - 3 tháng Bé dành phần lớn thời gian để ăn và ngủ. Nhưng trong thời gian tỉnh táo yên tĩnh bé bắt đầu học hỏi về thế giới xung quanh. Bé học cảm giác được bế âu yếm chăm sóc và đu đưa. Khi bạn nói chuyện hoặc gần bé bé nghe được giai điệu của giọng nói. Bé bắt đầu tạo ra âm thanh và phát hiện ra rằng người khác đang đáp lại bé. Ở lứa tuổi này bé đáp ứng phần lớn đối với những cảm giác. Bé vẫy tay chân khi bạn vỗ nhẹ vào bé và cù nhẹ làm cho bé cười. Gương mặt trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với bé vì vậy bé thích nhìn mặt đối mặt. Bằng cách nhìn sang chỗ khác hoặc bắt đầu quấy bé cho bạn biết thời gian chơi như thế là đủ. Trẻ 3 - 6 tháng tuổi Nguồn Images. Giờ đây bé đã rất chú ý đến mọi người và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Bé vẫn còn phụ thuộc vào bạn khi di chuyển quanh phòng và sẽ quấy khóc nếu đánh rơi đồ chơi hoặc bị kẹt ở một nơi chật chội. Hãy bồng bé lên bé sẽ chú ý và sẽ học cách giao tiếp với bạn thông qua những trò chơi. Lúc này bé đã biết cách đáp lại nhiều hơn đặc biệt là đối với giọng nói tình cảm của bạn. Bé sẽ nhìn vào mắt bạn và cười khi bạn chơi với bé và bắt đầu cười to cười rúc rích hoặc khóc giận dữ để biểu lộ cảm xúc của mình. Bởi vì bé học hỏi chủ yếu thông qua các giác quan nên bé luôn muốn sờ mó và bỏ vào miệng hầu như tất cả mọi thứ - bao gồm cả bạn nữa Điều này giúp bé phát triển một sự gắn bó đối với bạn và những người quen .