CHƯƠNG II XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN MỤC TIÊU • Cung cấp kiến thức nhằm giúp sinh viên hiểu biết toàn diện về hệ thống bảng mã kế toán tại các doanh nghiệp. • Nắm vững yêu cầu, nguyên tắc thiết lập bảng mã kế toán nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và quản lý các đối tượng kế toán tại các doanh nghiệp. | Bài giảng Kế toán máy Biên soạn Lê Ngọc Mỹ Hằng CHƯƠNG II XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO MỘT CHƯƠNG TRÌNH KE toán MỤC TIÊU Cung cấp kiến thức nhằm giúp sinh viên hiểu biết toàn diện về hệ thống bảng mã kế toán tại các doanh nghiệp. Nắm vững yêu cầu nguyên tắc thiết lập bảng mã kế toán nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và quản lý các đối tượng kế toán tại các doanh nghiệp. Tăng cường khả năng thực hành thiết kế bảng mã kế toán tại một số doanh nghiệp đặc trưng. SỐ TIẾT 13 I. Hệ thống bảng mã kế toán Mục đích thiết lập hệ thống bảng mã kế toán Mục đích thiết lập hệ thống bảng mã kế toán đăng ký khai báo hệ thống các đối tượng kế toán cần theo dõi tại doanh nghiệp. Điều này tương ứng với việc mở sổ theo dõi các đối tượng kế toán trong kế toán thủ công. Một số vấn đề về mã hoá đối tượng kế toán trên máy vi tính Mã hoá là quá trình sử dụng một bộ các ký tự để nhận diện duy nhất các đối tượng cần quản lý. Mục đích mã hoá đối tượng kế toán - Tránh nhầm lẫn các đối tượng kế toán. - Truy cập dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng - Phân định và tổ chức các phần hành kế toán riêng biệt rõ ràng một cách khoa học tạo thuận lợi tốt nhất trong công tác đối chiếu quản lý công nợ xử lý thừa thiếu tiền vốn vật tư hàng hóa. Ngoài ra thông qua mã hóa việc truy tìm số liệu sẽ khó khăn chậm chạp nếu không nắm được bộ mã kế toán. Điều này giúp ta bảo mật được thông tin cần quản lý đối với các đối tượng bên ngoài. Yêu cầu mã hóa đối tượng kế toán Để công tác mã hóa các đối tượng kế toán mang tính khoa học tạo thuận lợi cho việc quản lý dữ liệu cập nhật số liệu và nhất là truy xuất thông tin yêu cầu bộ mã được xây dựng phải đảm bảo các yếu tố gọn đủ dễ nhớ dễ bổ sung và nhất quán trong tên gọi các đối tượng được mã hóa. a. Có độ dài gọn và đủ yêu cầu này đòi hỏi phải xác định phạm vi quản lý gồm bao nhiêu loại mỗi loại có bao nhiêu đối tượng. Vì vậy muốn xác định độ dài của bộ mã ta phải phân loại đối tượng. Trên cơ sở phân loại này ta định ra độ dài của bộ mã gồm bao nhiêu ký tự là phù hợp. b.