Tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm rõ rệt trong những năm qua, đây là hiệu quả của hoạt động tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên cho đến nay bệnh sởi vẫn chưa được loại trừ tại Việt Nam. Thời tiết sắp chuyển sang mùa đông xuân - mùa bệnh sởi phát triển mạnh nên những hiểu biết về căn bệnh này và cách phòng chống sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn giá trị của việc phòng bệnh bằng vaccin. . | Phòng bệnh sởi bằng vaccin là biện pháp hiệu quả Tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm rõ rệt trong những năm qua đây là hiệu quả của hoạt động tiêm chủng mở rộng TCMR được triển khai rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên cho đến nay bệnh sởi vẫn chưa được loại trừ tại Việt Nam. Thời tiết sắp chuyển sang mùa đông xuân - mùa bệnh sởi phát triển mạnh nên những hiểu biết về căn bệnh này và cách phòng chống sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn giá trị của việc phòng bệnh bằng vaccin. Sự nguy hiểm của bệnh sởi Tác nhân gây bệnh sởi là virut thuộc giống Morbillivirus của họ paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virut cấp tính với sự lây truyền cao. Sau khi virut xâm nhập vào cơ thể biểu hiện khởi đầu là sốt viêm kết mạc chảy nước mũi ho và có nốt koplik ở niêm mạc miệng. Ban đỏ xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Ban bắt đầu mọc ở mặt sau lan ra toàn thân và kéo dài từ 4-7 ngày có trường hợp bệnh kết thúc trong tình trạng tróc vảy. Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng của bệnh đó là do sự nhân lên của virut hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa viêm phổi tiêu chảy viêm thanh quản phế quản khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6-9 tháng. Hầu hết tử vong trong bệnh sởi là do những biến chứng sau sởi thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với nguyên nhân chủ yếu là viêm phổi đôi khi là viêm não. Bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ và trẻ suy dinh dưỡng ở những trẻ này có thể kèm theo ban xuất huyết ruột không hấp thụ được protein viêm tai giữa mất nước tiêu chảy nhiễm khuẩn nặng ngoài da. Những trẻ được nuôi dưỡng kém khi mắc bệnh sởi sẽ nhanh chóng chuyển thành suy dinh dưỡng cấp tính nếu kèm theo thiếu vitamin A trầm trọng có thể làm trẻ bị khô mắt dẫn đến mù lòa. Sự lây nhiễm .