Các nhà doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại đau đớn nhất là những thất bại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy nhiên, cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thể biết mà tránh. Đó là những sai lầm theo kiểu lối mòn mà dù có tư duy lôgic, sự nhạy cảm, và kinh nghiệm bạn vẫn cứ mắc phải. | 25 sai lầm cổ điển thường gặp trong kinh doanh Các nhà doanh nghiệp thường gặp phải rất nhiều loại rủi ro. Thất bại đau đớn nhất là những thất bại từ những rủi ro có thể đoán trước và hoàn toàn có thể tránh được. Tuy nhiên cũng có những cái bẫy chết người không phải ai cũng có thể biết mà tránh. Đó là những sai lầm theo kiểu lối mòn mà dù có tư duy lôgic sự nhạy cảm và kinh nghiệm bạn vẫn cứ mắc phải. Dưới đây xin được nêu tên một số sai lầm điển hình mà các doanh nghiệp có quy mô nhỏ dễ gặp phải. 1. Quá phụ thuộc vào một hoặc hai khách hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhiều bạn hàng và đối tác để giảm thiểu sự lệ thuộc vào một số ít những bạn hàng lớn. 2. Có nhiều hơn hai người chịu trách nhiệm điều hành chính. Sai lầm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường có 2 hoặc 3 người cùng góp vốn kinh doanh và cùng điều hành công ty không có sự phân chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng mọi việc được quyết định trên nguyên tắc đồng thuận. Nhược điểm của cách tổ chức này là công ty không có người lãnh đạo duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm sau cùng về mọi vấn đề do đó mọi quyết định đưa ra không có hiệu quả nếu không nói đến những bất đồng nảy sinh từ những người đống sở hữu và điều hành công ty. Vì thế các doanh nghiệp nhỏ cần lựa chọn một người duy nhất có trách nhiệm điều hành chung cho cả công ty đồng thời chịu trách nhiệm chung về hoạt động của công ty. Người tổng giám đốc phải là người có cổ phần lớn nhất và hưởng mức lương cao nhất. 3. Nguyên tắc phân quyền 50-50. Quyền lực được phân chia đều cũng sẽ dẫn đến sự bế tắc trong công việc điều .