ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 3)

Sự cần thiết phải có tế bào Th để tạo ra hoạt tính của các lympho T gây độc chức năng đã được chứng minh trong một thí nghiệm kinh điển do Cantor .H và Boyse .E .A tiến hành. Các tác giả này đã tiến hành phản ứng lympho hỗn hợp một chiều với các quần thể lympho khác nhau của lách rồi sau đó khảo sát hoạt tính gây độc tế bào được tạo ra cùng với khả năng làm tan tế bào lympho bởi tế bào (hình ). Các quần thể lympho thu được bằng cách. | ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO Kỳ 3 Sự cần thiết phải có tế bào Th để tạo ra hoạt tính của các lympho T gây độc chức năng đã được chứng minh trong một thí nghiệm kinh điển do Cantor .H và Boyse .E .A tiến hành. Các tác giả này đã tiến hành phản ứng lympho hỗn hợp một chiều với các quần thể lympho khác nhau của lách rồi sau đó khảo sát hoạt tính gây độc tế bào được tạo ra cùng với khả năng làm tan tế bào lympho bởi tế bào hình . Các quần thể lympho thu được bằng cách xử lý những lượng tế bào lách như nhau bằng bổ thể và kháng thể kháng các phân tử trên màng của các tiểu quần thể tương đương với CD4 hoặc CD8 để loại bỏ các tế bào Th hoặc Tc. Thí nghiệm của các tác giả này được thể hiện trong hình đã khẳng định một điều rằng các tế bào TCD8 là các tế bào có hoạt tính gây độc chức năng mà đã được mô tả trước đó. Ngoài ra các tác giả còn phát hiện ra rằng loại bỏ các tế bào TCD4 khỏi phản ứng lympho hỗn hợp thì sẽ mất hoạt tính gây độc tế bào của các tế bào TCD8 . Các kết quả trên cung cấp cho chúng ta bằng chứng đầu tiên rằng cần phải có các tế bào Th để hoạt hoá các tế bào Tc cũng như các tế bào B. Hình 13-3. Minh hoạ thực nghiệm cho thấy các tế bào Th là cần thiết để tạo ra các lympho T gây độc trong một phản ứng lympho hỗn hợp. Đầu tiên các tế bào đáp ứng được xử lý bằng các kháng thể và bổ thể để loại bỏ các tế bào Th hoặc Tc. Sau đó nuôi các tế bào đáp ứng cùng với các tế bào kích thích là các tế bào khác gien cùng loài đã bị chiếu tia X. Đo hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T gây độc được tạo ra bằng thử nghiệm gây tan tế bào lympho bởi tế bào có sử dụng các tế bào đích đánh dấu chất đồng vị phóng xạ là 51Cr . Lượng 51Cr được giải phóng ra tỷ lệ với số lượng tế bào lympho T gây độc. Phản ứng mô ghép chống túc chủ Có thể sử dụng phản ứng mô ghép chống túc chủ để ước lượng các phản ứng gây độc tế bào bởi tế bào in vivo. Phản ứng này phát triển khi các tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch được tiêm vào một cơ thể nhận khác gien cùng loài mà

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    685    3    22-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.