Tài liệu tham khảo Sóng âm giúp các bạn luyện thi đại học | Sóng cơ Chủ đề IV. Sóng âm CHỦ ĐÈ ÂM x A. TÓM TẮT KIÊN THỨC Cơ BẢN 1. Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm - Những vật dao động và phát ra âm được gọi là nguồn âm. Ví dụ như dây đàn được gãy mặt trống được gõ . - Vật dao động làm cho lớp không khí ở bên cạnh lần lượt bị nén rồi bị dãn. Không khí bị nén hay bị dãn thì làm xuất hiện lực đàn hồi khiến cho dao động đó được truyền cho các phần tử không khí ở xa hơn. Dao động được truyền đi trong không khí tạo thành sóng gọi là sóng âm có cùng tần số với nguồn âm. - Sóng âm truyền qua không khí lọt vào tai ta gặp màng nhĩ tác dụng lên màng nhĩ làm cho nó dao động. Dao động của màng nhĩ lại được truyền đến các đầu dây thần kinh thính giác làm cho ta có cảm giác về âm. - Cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe. - Tai con người có thể cảm nhận được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz. - Những âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz gọi là siêu âm và những âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm. - Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí lỏng rắn. Sóng âm không truyền được trong chân không. - Thường thì tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. - Trong chất khí và chất lỏng sóng âm là sóng dọc. - Trong chất rắn sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang. 2. Nhạc âm và tạp âm - Âm do các nhạc cụ phát ra nghe êm ái dễ chịu đồ thị của chúng là những đường cong tuần hoàn có tần số xác định. Chúng được gọi là nhạc âm. - Tiếng gõ tấm kim loại nghe chói tai gây cảm giác khó chịu đồ thị của chúng là những đường cong không tuần hoàn không có tần số xác định. Chúng được gọi là tạp âm. 3. Những đặc trưng vật lí của âm a. Tần số âm Tần số là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm. Ví dụ Âm la3 có tần số 440 Hz âm do4 có tần số 528 Hz. O Đồ thị dao động của âm phát ra khi gõ vào tấm kim loại Thầy Đinh Trọng Nghĩa giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi Trang 1 Chu de IV. Song am Song co b. Cu d ng .