Trong mắt nhân viên, sếp nào chẳng nhiều bệnh . Còn chính sếp có khi lại không nhận ra những thói xấu của mình. | Làm sếp lắm tật Trong mắt nhân viên sếp nào chẳng nhiều bệnh . Còn chính sếp có khi lại không nhận ra những thói xấu của mình. Nghiện nguyên tắc Sáng sếp ra rả Nhân viên phòng marketing đi giao dịch mà thiếu tư liệu về công ty . Trưa lại cằn nhằn Ai cho phép các cô cậu tháo thẻ nhân viên ra . Chiều thì đe nẹt Yêu cầu ai nghỉ báo lý do từ sáng . Cách quản lý của sếp khiến nhân viên vừa sợ vừa ngán bởi chẳng ích gì khi họ đến cơ quan chỉ để chờ việc trong khi sếp còn mải theo dõi ai hay đi làm muộn. Gửi Email tràn lan Một thông báo về chế độ kiểm toán mới có thể rất hay ho với phòng kế toán nhưng lại chẳng ích gì khi nó đến tay phòng kỹ thuật. Việc gửi thư tràn lan tạo cho nhân viên thói quen hờ hững trước tất cả những bức thư nhận được từ người quản lý mà chẳng cần biết chúng quan trọng đến cỡ nào. Hãy nhớ trả lời 5 câu hỏi trước khi gửi bất kỳ một bức thư nào gửi cho ai gửi cái gì gửi khi nào gửi ở đâu và lý do gửi để tránh tối đa lỗi này. Dùng lời khuôn sáo Khách hàng là thượng đế Phải nghĩ rộng Phải có chiến lược là những cụm từ thường xuyên khiến nhân viên có thể đọc được cả vế sau của nó là gì. Đây chỉ là mì ăn liền cho sếp lười hoặc bí từ còn người lãnh đạo giỏi cần diễn đạt chính xác vấn đề bằng ngôn ngữ mạch lạc của mình. Thích họp Bàn luận về văn hoá công ty họp. Nhân viên bảo vệ bị coi thường họp. Thậm chí để xe không đúng chỗ cũng họp. Ngao ngán với các cuộc họp nhân viên nảy sinh ra nhiều ý tưởng tận dụng thời gian rỗi đó để làm đủ thứ chuyện. Vấn đề đặt ra cho sếp đơn giản là chỉ cần họp đúng lúc đúng việc với đúng người. Vậy thôi. Phô trương thành tích Căn bệnh này khiến không chỉ nhân viên chán mà cả đối tác cũng lắc đầu. Dù sếp có ký được hợp đồng hàng triệu đô hay tiết kiệm cho công ty hàng trăm triệu nhờ sáng kiến marketing bằng .