Dù cách diễn đạt có thể nặng nhẹ khác nhau, nhưng tôi nghĩ rằng yêu cầu từ bỏ là từ bỏ cái địa vị độc tôn duy nhất của tư duy cơ giới và của các phương pháp khoa học trong phạm trù của tư duy đó, còn việc dùng tư duy hệ thống không những không loại bỏ việc vận dụng các phương pháp nhận thức đó, mà trái lại, còn yêu cầu các phương pháp đó phải được phát triển và tăng cường thêm bằng cách sử dụng các ý tưởng và công cụ của khoa học và. | Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy P3 Dù cách diễn đạt có thể nặng nhẹ khác nhau nhưng tôi nghĩ rằng yêu cầu từ bỏ là từ bỏ cái địa vị độc tôn duy nhất của tư duy cơ giới và của các phương pháp khoa học trong phạm trù của tư duy đó còn việc dùng tư duy hệ thống không những không loại bỏ việc vận dụng các phương pháp nhận thức đó mà trái lại còn yêu cầu các phương pháp đó phải được phát triển và tăng cường thêm bằng cách sử dụng các ý tưởng và công cụ của khoa học và công nghệ hiện đại. Tư duy hệ thống sẽ càng sắc bén thêm sâu sắc thêm nếu khoa học hệ thống được phát triển mạnh mẽ cung cấp thêm nhiều căn cứ xác đáng. Mà khoa học hệ thống thì dù có được phát triển trong cách nhìn hệ thống có sử dụng nhiều loại mô hình khác nhau không nhất thiết là toán học có vận dụng kết hợp các tính toán định lượng với các lập luận định tính. 1. Về nội dung của đổi mới tư duy Từ vài thập niên gần đây người ta nói nhiều đến sự cáo chung của tất định luận của quy giản luận sự kết thúc của cái chắc chắn. với ý nghĩa đòi hỏi kết thúc sự thống trị độc tôn của tất định luận quy giản luận của quan niệm về tính chân lý chắc chắn của các quy luật. nói gọn lại là của tư duy cơ giới trong khoa học. Niềm tin vào tính đúng đắn tuyệt đối của tri thức khoa học bị lung lay và càng ngày ta càng nhận thấy là thực tế vô cùng phức tạp các mô hình khoa học mà ta sử dụng chỗ dựa thực tế là quá sơ lược và đơn giản các phương pháp khoa học mà ta đã có là bất cập trong việc nhận thức bản chất của cái phức tạp muôn màu muôn vẻ của thực tế. Và từ đó nhận thức của con người lại phải bắt đầu một hành trình thám hiểm mới và ta có thể mượn lời của nhà văn Pháp Marcel Proust trong La Prisonnière một cuộc thám hiểm thật sự. không ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới mà ở chỗ có những đôi mắt mới . Cũng là những vùng đất cũ cũng là thiên nhiên và cuộc sống ấy nhưng cần được thám hiểm mới bằng những đôi mắt mới của trí tuệ và tâm thức con người. Phải chăng tư duy hệ thống với cách nhìn hệ thống đang góp phần quan trọng