Những người làm cha mẹ thường nghĩ rằng, khen con thông minh, giỏi giang là một cách khuyến khích các em. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc làm này có thể làm tổn hại lòng tự tin và cản trở sự tiến bộ của trẻ em. | Đừng khen con thông minh Những người làm cha mẹ thường nghĩ rằng khen con thông minh giỏi giang là một cách khuyến khích các em. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ việc làm này có thể làm tổn hại lòng tự tin và cản trở sự tiến bộ của trẻ em. Trong suốt một thập kỷ Carol Dweck giáo sư tâm lý ĐH Stanford đã thực hiện hàng loạt thực nghiệm với 400 học sinh lớp 5 thuộc mọi thành phần xã hội trên khắp nước Mỹ về tác động của những lời khen của cha mẹ đến sự phát triển của các em. Trong các thực nghiệm này mỗi em được yêu cầu làm một bài test IQ. Sau khi có kết quả một số em được khen là thông minh một số khác được khen là chăm chỉ. Carol Dweck nhận thấy hầu hết các em được khen thông minh khi được yêu cầu làm một bài test khác đều muốn chọn những dạng bài quen thuộc ở cấp độ đơn giản mà các em tin rằng mình sẽ làm tốt để tiếp tục được khen. Trong khi đó những em được khen là chăm chỉ lại muốn chọn những dạng bài mới khó hơn dù biết rằng mình có thể làm sai. Sau bài test thứ hai tất cả các học sinh tham gia thực nghiệm đều bị chê là làm bài chưa tốt. Lúc này biểu hiện tâm lý của nhóm ban đầu được khen là thông minh và nhóm được khen là chăm chỉ rất khác nhau. Nhóm thứ nhất tỏ ra mất tự tin. Các em cho rằng mình đã cố gắng hết sức nhưng chưa đủ thông minh hoặc chưa đủ may mắn. Trong khi đó nhóm thứ hai chỉ nghĩ rằng nếu mình chăm chỉ hơn nữa thì kết quả sẽ tốt hơn. Sau một chuỗi các bài test các em được khen là chăm chỉ đạt điểm ngày càng cao trong khi điểm của đa số các em ở nhóm được khen là thông minh lại có chiều hướng thấp đi. Kết quả này phù hợp với một nghiên cứu do TS tâm lý Florrie Ng ĐH Illinois tiến hành với một số trẻ em Mỹ và Hồng Kông. Sau một bài test IQ các em người Mỹ dù làm không tốt vẫn được cha mẹ khen ngợi là thông minh giỏi giang. Còn các bậc phụ huynh người Hồng Kông thì thẳng thắn trao đổi với con em mình về kết quả bài làm và động viên các em cố tập trung để làm các bài tiếp theo. Kết quả là sau test thứ hai điểm trung bình .