Một mùa Xuân mới đang về trên quê hương Việt nam yêu dấu. Đó là mùa Xuân của hy vọng, của tương lai tương . | Trung tâm thế giới quan mới do Mác và Ăngghen đặt nền móng là chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Theo ý kiến của họ, con người không phải bước ra từ sâu thẳm của giới tự nhiên thành một sinh thể tự nhiên phổ quát như Feuerbach nhận định, mà nó trở thành như vậy trong tiến trình lịch sử. Con người khác vôi động vật trước hết không phải bởi nó có ý thức như Feuerbach nói, mà bởi sự bắt buộc phải lao động sản xuất nhằm tạo ra cho mình các phương tiện sống. Trong quá trình sản xuất đó, con người khám phá ra sức mạnh tự nhiên, chuyển nó thành lực lượng lao động xã hội, tạo nên nội dung của lịch sử thế giới. Sự khám phá đó được tiến hành bởi các cá nhân có những nhu cầu tự nhiên - xã hội xác định và những năng lực hoạt động của họ trong phạm vi những hình thái kinh tế - xã hội được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ nghĩa như vậy, Mác và Ăngghen viết: "Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ. tiền để đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều cụ thể dầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên". Những năm cuối đời, đã dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu triết học. Feuerbach, kết quả cụ thể của việc nghiên cứu đó là tác phẩm Ludvig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Trong tác phẩm nổi danh này, người kế tục sự nghiệp của Mác phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của Feuerbach: "Chủ nghĩa duy tâm thực sự của Feuerbach - Ăngghen viết là ở chỗ ông xét các mối quan hệ giữa người và người dựa trên cảm tình đối với nhau, như tình yêu nam nữ, tình bạn, lòng thương xót, tinh thần tự hy sinh. Feuerbach cho rằng, những quan hệ ấy chỉ có giá trị đầy đủ, khi người ta đem lại cho chúng một sự tôn phong tối cao bằng cái tên là tôn giáo". Do dựa trên một quan niệm duy tâm sai lầm như vậy, nên "học thuyết của Feuerbach về đạo đức thì cũng giống như tất cả những học thuyết trước đó. Nó được gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả. Và đối với thế giới hiện thực, nó cũng bất lực như cái mệnh lệnh tuyệt đối của Kant vậy". Sự bất lực đó của nhà triết học trước thực trạng xã hội Đức đương thời đã làm cho ông "không tìm thấy con đường thoát khỏi vương quốc của sự trừu tượng, mà bản thân ông ghét cay ghét đắng để đi tới hiện thực sinh động. Ông bám hết sức chặt lấy giới tự nhiên và con người, song đối với ông, tất cả tự nhiên lẫn con người vẫn chỉ là những danh từ mà thôi. Ông không biết nói với chúng ta một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng nhu về con người hiện thực". Nhưng lịch sử phát triển của nhận thức loài người có tính logic của nó, những gì mà Feuerbach chưa thực hiện đã được Mác triển khai và hoàn thiện trong các tác phẩm của mình.