Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước

Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu | Trước hết, trong lĩnh vực lập pháp: để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, qua các mốc thời gian, nhiều đạo luật đã được ban hành với những quy định tiến bộ nhằm bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới như: năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình đã đề cập tới việc bảo đảm hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; vợ, chồng bình đẳng và cấm tệ ngược đãi trong gia đình. Những quy định này tiếp tục được kế thừa trong Luật Hôn Nhân và Gia đình thay thế vào các năm 1986 và 2000. Năm 1994, Bộ Luật Lao động đầu tiên của nước ta đã dành riêng một chương quy định việc bảo đảm quyền và lợi ích của lao động nữ. Năm 1995, Bộ Luật Dân sự ra đời quy định trong quan hệ dân sự, các bên bình đẳng, không phân biệt giới tính. Năm 2000, Luật Hôn nhân và Gia đình mới đã yêu cầu thực hiện việc ghi tên cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận tài sản đăng ký thuộc quyền sở hữu chung và lần đầu tiên lao động trong gia đình được coi là hoạt động có tạo ra thu nhập. Năm 2001, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành, quy định việc đảm bảo tỷ lệ nữ thích đáng tham gia trong Quốc biệt, việc ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 là thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp bình đẳng giới ở nước ta. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể thao và gia đình trong giai đoạn hiện nay.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    15    4    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.