Tài liêụ tham khảo bài giảng về Vật lý đại cương ((A1)) dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa. Động học nghiên cứu các đặc trưng của chuyển động cơ học (phương trình chuyển. vật lý có quan hệ mật thiết với toán học. Các lý thuyết vật lý là bất biến khi biểu diễn dưới dạng các quan hệ toán học. | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ------- ------- BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (A1) (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2005 Chương I: Động học chất điểm 2 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Động học nghiên cứu các đặc trưng của chuyển động cơ học (phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo, quãng đường dịch chuyển, vận tốc, gia tốc) nhưng không xét đến nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động. §1. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT Trong thực tế ta thường nói máy bay bay trên trời, ôtô chạy trên đường Trong vật lý, người ta gọi chung các hiện tượng đó là chuyển động. 1. Chuyển động. Theo định nghĩa, chuyển động của một vật là sự chuyển dời vị trí của vật đó đối với các vật khác trong không gian và thời gian. Để xác định vị trí của một vật chuyển động, ta phải xác định khoảng cách từ vật đó đến một vật (hoặc một hệ vật) khác được qui ước là đứng yên. Như vậy, vị trí của một vật chuyển động là vị trí tương đối của vật đó so với một vật hoặc một | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ------- ------- BÀI GIẢNG VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (A1) (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2005 Chương I: Động học chất điểm 2 CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Động học nghiên cứu các đặc trưng của chuyển động cơ học (phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo, quãng đường dịch chuyển, vận tốc, gia tốc) nhưng không xét đến nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động. §1. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT VẬT Trong thực tế ta thường nói máy bay bay trên trời, ôtô chạy trên đường Trong vật lý, người ta gọi chung các hiện tượng đó là chuyển động. 1. Chuyển động. Theo định nghĩa, chuyển động của một vật là sự chuyển dời vị trí của vật đó đối với các vật khác trong không gian và thời gian. Để xác định vị trí của một vật chuyển động, ta phải xác định khoảng cách từ vật đó đến một vật (hoặc một hệ vật) khác được qui ước là đứng yên. Như vậy, vị trí của một vật chuyển động là vị trí tương đối của vật đó so với một vật hoặc một hệ vật được qui ước là đứng yên. Từ đó ngừơi ta đưa ra định nghĩa về hệ qui chiếu. Vật được qui ước là đứng yên dùng làm mốc để xác định vị trí của các vật trong không gian đựơc gọi là hệ qui chiếu. Để xác định thời gian chuyển động của một vật, người ta gắn hệ qui chiếu với một đồng hồ. Khi một vật chuyển động thì vị trí của nó so với hệ qui chiếu thay đổi theo thời gian. Vậy chuyển động của một vật chỉ có tính chất tương đối tùy theo hệ qui chiếu được chọn, đối với hệ qui chiếu này nó là chuyển động, nhưng đối với hệ qui chiếu khác nó có thể là đứng yên. 2. Chất điểm, hệ chất điểm, vật rắn. Bất kỳ vật nào trong tự nhiên cũng có kích thước xác định. Tuy nhiên, trong nhiều bài toán có thể bỏ qua kích thước của vật được khảo sát. Khi đó ta có khái niệm về chất điểm: Chất điểm là một vật mà kích thước của nó có thể bỏ qua trong bài toán được xét. Kích thước của một vật có thể bỏ qua được khi kích thước đó rất nhỏ so với kích thước của các vật khác hay rất nhỏ so với khoảng cách từ nó .