Phòng, trị bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân Theo YHCT ngoại nhân và nội nhân là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh. Ngoại nhân ở đây là các yếu tố môi trường sống bên ngoài; đó là "lục dâm": phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Mùa đông thì yếu tố "hàn và thấp" là chủ đạo. Đối với nội nhân, còn gọi là "thất tình", tức gồm: "hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh". Đối với mùa Đông, yếu tố "ưu, tư" lại chiếm ưu thế hơn. Vì "ưu sầu hại phế", "tư lự hại tỳ" | Phòng trị bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân Theo YHCT ngoại nhân và nội nhân là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh. Ngoại nhân ở đây là các yếu tố môi trường sống bên ngoài đó là lục dâm phong hàn thử thấp táo hỏa. Mùa đông thì yếu tố hàn và thấp là chủ đạo. Đối với nội nhân còn gọi là thất tình tức gồm hỷ nộ ưu tư bi khủng kinh . Đối với mùa Đông yếu tố ưu tư lại chiếm ưu thế hơn. Vì ưu sầu hại phế tư lự hại tỳ . Mà các bệnh thuộc tạng phế và tạng tỳ lại là những bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân. Anh minh họa. Anh Gettyimages Một số bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân Viêm đường hô hấp trên Các bệnh viêm mũi viêm họng viêm amiđan viêm tai giữa. thường xảy ra với các trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Các triệu chứng thông thường là sốt hoặc không sốt chảy nước mũi ngạt mũi ho nhiều đờm. Nếu các triệu chứng đó không được xử lý kịp thời hoặc để lặp đi lặp lại nhiều lần có nguy cơ làm cho viêm nhiễm sâu xuống phế quản khiến phế quản bị co thắt gây trạng thái khó thở thở có tiếng rít khò khè mà YHCT thường gọi là hen suyễn. Nếu để bệnh trở thành mạn tính sẽ làm trẻ bị giảm sút sức khỏe và hay bị tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi. Do vậy việc phòng bệnh cho trẻ em là một điều hết sức quan trọng cần mặc đủ ấm khi đi đường dùng khẩu trang thích hợp cho các độ tuổi. Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ Không nên để trẻ em chơi đùa ở những nơi quá lộng gió nơi có gió lùa vào những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Tránh các nơi có khí than khói thuốc lá tránh tiếp xúc với các lông gia súc bụi nhà. Đối với các triệu chứng ho nhiều đờm chảy nước mũi. có thể dùng các vị thuốc có tác dụng trừ đờm chống ho cho trẻ. Tuy nhiên với trẻ em nếu dùng các vị thuốc có tác dụng quá mạnh hoặc có vị quá đắng quá cay quá chát. lại không phù hợp. Có thể dùng các vị riêng lẻ như lá húng chanh hoặc lá húng chanh với lá xương xông lấy lá bánh tẻ tùy theo độ tuổi dùng từ 3 - 7 lá lá xương xông chỉ cần bằng một nửa về số lượng .