Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN4

Tham khảo tài liệu 'cuộc đại khủng hoảng và giải pháp của keynes-phần4', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN4 Tình hình suy thoái nghiêm trọng vào những năm 1930 là thời kỳ có những thay đổi lớn cả về nền kinh tế lẫn lý thuyết kinh tế. Trong suốt thời gian đó những cơ chế cũ vốn điều hoà nền kinh tế đặc biệt là chu kỳ kinh tế nhưng nay chúng lại phải chịu sức ép lớn từ những thuyết kinh tế mới và những phương pháp điều hành mới và sau cùng bị thay thế bởi những thuyết và phương pháp mới này. Kinh tế học cổ điển với quan điểm để mặc tư nhân kinh doanh theo họ thị trường sẽ tự điều tiết nếu thấy cần thiết và kinh tế học tân cổ điển với quan điểm là một vài loại thị trường đặc biệt sẽ tự động điều tiết cả hai đều đã không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại nữa và phải nhường lại cho kinh tế học vĩ mô Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương để tăng tổng cầu và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Chu kỳ kinh tế hay cơ chế quản lý cũ chưa hoàn toàn mất đi vào những năm 1930. Nhưng nền kinh tế suy kém do giai đoạn suy sụp tài chính lớn vào năm 1929 bắt nguồn từ cơn khủng hoảng kinh tế chu kỳ này đã đi xuống và không phát triển lên được nữa. Và nó vẫn giữ nguyên như thế. Suy sụp tài chính này đã làm cho nền kinh tế suy thoái và vẫn chưa có biện pháp nào phục hồi. Những nhà kinh tế cổ điển thời đó chỉ có thể đưa ra những giải pháp lỗi thời không hiệu quả. Những nhà kinh tế như Lionel Robbins tiếp tục kiến nghị giải pháp giảm lương khi lao động gia tăng. Nhưng những cơ chế thị trường - bao gồm cả những cơ chế của thị trường lao động - mà những nhà kinh tế rất tin tưởng nay đã không còn hoạt động nữa. Họ thi hành biện pháp giảm lương nhưng thay vì nền kinh tế phục hồi và phát triển thì nó càng bị khủng hoảng trầm trọng hơn. Điều này không chỉ đúng với nền kinh tế của Mỹ mà còn đối với nhiều nước khác nữa nó cũng đúng với các mối quan hệ kinh tế giữa chúng với nhau. Sự sụp đổ của các cơ chế tăng trưởng nội tại là bắt nguồn từ sự sụp đổ của các cơ chế điều chỉnh kinh tế thế giới. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.