Bretton Woods: Thuyết Keynes ở Cấp Độ Quốc Tế. Trước khi chuyển sang giải thích sự sụp đổ của hệ thống Keynes, trước tiên tôi muốn nhắc lại bảng đối chiếu của Keynes quốc tế với trong nước. | Cuộc Đại Khủng Hoảng và Giải Pháp của Keynes-PHẦN2 Bretton Woods Thuyết Keynes ở Cấp Độ Quốc Tế. Trước khi chuyển sang giải thích sự sụp đổ của hệ thống Keynes trước tiên tôi muốn nhắc lại bảng đối chiếu của Keynes quốc tế với trong nước. Nhờ vào sự bành trướng quyền lực bá chủ của Mỹ giải pháp của Keynes đã được áp dụng ở cả toàn bộ khu vực phương Tây. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít đã loại bỏ giải pháp của chủ nghĩa nghiệp đoàn và Liên Bang Xô Viết cũng như những khu vực của nó tại Đông Âu tồn tại độc lâp với những giải pháp của Stalin. Thuyết kinh tế Keynes đã được áp dụng trong hệ thống tiền tệ quốc tế thông qua hiệp định được ký tại hội nghị ở Bretton Woods New Hampshire năm 1944. Hiệp định Bretton Woods đã thay thế hệ thống kim bảng vị thời tiền chiến tranh đã sụp đổ trong suốt cuộc suy thoái toàn cầu thập kỷ 30. Với hiệp định mới này các tỷ giá hối đoái tiền tệ giữa các quốc gia sẽ ổn định hơn hoặc ít ổn định hơn - thay đổi trong những trường hợp ngoại lệ. Những gì mà hiệp định này được soạn thảo dựa vào thuyết kinh tế Keynes là giả định cho rằng chính phủ các nước có thể tự điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Với chế độ kim bảng vị thì thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán có thể được điều chỉnh bằng những thay đổi tự động của lưu lượng vàng mức cung tiền và các mức giá. Nhưng với hệ thống tỷ giá hối đoái cố định của Bretton Woods mặc dù vàng vẫn được sử dụng trong thanh toán quốc tế nhưng việc phát hành tiền trong nước không còn phụ thuộc vào trữ lượng vàng nữa mà nó chỉ lệ thuộc vào chính phủ dùng phương pháp đo lường nào mà họ cho là thích hợp để điều chỉnh lại cán cân thanh toán bị lệch. Ví dụ như trong trường hợp thâm hụt mậu dịch kéo dài khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách hạn chế tiền tệ và tài chính nhằm giảm mức tăng lạm phát và do đó giảm nhu cầu hàng nhập khẩu và tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Nhìn chung người ta cho rằng nhu cầu hàng nhập khẩu là một hàm tăng trưởng dương .