Nông nghiệp và phát triển nông thôn được xem là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hóa định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. nhiệm vụ đặt ra là tăng cường chuyển giao và phát triển công nghệ nông nghiệp mới và cải tiến, cải thiện việc áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỷ thuật canh tác. | Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30 độ vĩ Nam với độ cao giới hạn trong khoảng m. Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó. Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa nhiều axit amin và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm