Trong chúng ta ai cũng là con người nên đạo làm người trong mỗi chúng ta không thiếu. Nhưng để xác định đạo làm người như thế nào cho đúng bổn phận lương tâm và sống cho ra một con người thì điều này quan trọng. Cho nên kho tôi đọc cuốn sách liên quan đến cuộc đời của Khổng Tử. Ông được coi là bậc thánh của Trung Quốc và được mọi người ngưỡng mộ. Và ở Việt Nam thì Khổng Tử không có gì là xa lạ. Nhưng khi tôi đọc thấy trong đó có câu “Vi nhân nan, vi nhân nan” dịch. | Ngày mẹ chết con cái trong gia đình ai cũng có công ăn việc làm, nên khi đưa mẹ ra huyệt rồi thì mệnh ai người đó xả tang. Yêu cầu thầy xả tang tại chỗ. Hỏi tại sao vậy? Thì những người này nói rằng: “Làm ăn mà có tang thì làm ăn không được”. Chỉ vì hai chữ mơ hồ nào đó mà chúng ta dũ bỏ tất cả, rồi xả tang tại đó. Ân nghĩa sinh thành của cha mẹ đến ngày di quan tới huyệt là xong. Thật ra việc này không ai nói, nhưng những người này hãy hỏi lại lòng mình đi. Thật sự việc đó không bao giờ có. Tại sao có tang làm ăn không được. Con người chết là quy luật tự nhiên mà. Làm ăn là chuyện của chúng ta, do phước báo và do công sức của chúng ta, đâu có lệ thuộc vào sự sống chết của một người thân chúng ta như vậy. Những người này đã quá mê tín, tà mà. Vì một chút tham vọng mà trở nên làm điều sai trái như vậy. Có ai dám khẳng định là gia đình có tang làm ăn không được không? Chắc chắn là không. Vậy mà có những người mê tín đi xem giờ chôn, nếu được giờ tốt có thể chôn luôn trong ngày mà không cần để tới hôm sau. Tôi không biết người này làm ăn cái gì? Những chuyện cơ bản mà mình để xảy ra đáng tiếc như vậy sao? Người ta có tang người ta ra canh mộ suốt bao nhiêu ngày, người ta chăm sóc từng ngày để báo hiếu mà người ta còn chưa thấy thỏa mãn, huống gì mà mình lại làm như vậy. Có những gia đình khi có người chết cứ bữa ăn lại lấy thêm một chiếc bát và đôi đũa cho người đó. Người đó có về ăn hay không thì tôi không biết. Nhưng đây là thể hiện lòng hiếu thảo và nhớ đến người đã khuất mà mình nên làm.