Hôm nay tôi muốn nói về một vài ý trong đạo phật. Có thể trong chúng ta đã nghe nhiều lắm rồi, nhưng đôi khi chỉ là loáng thoáng thôi. Chúng ta chưa có tư duy, và đôi khi chúng ta thấy điều đó dường như chưa hợp lý với cuộc sống của chúng ta. Hoặc đôi khi chúng ta nghĩ tại sao Đức Phật lại nói những lời như vậy? Và điều đó tôi thấy trong “Mười điều tâm niệm” có những khi tôi thấy chúng ta ứng dụng chưa hợp lý. Cho nên hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về. | Có một cô gái gặp chuyện oan ức mà cô đã phải chịu với thời gian là 10 năm. Thì có người đã nói như thế này. Con người ta có hai oan ức mà phải chịu. Thứ nhất: Chấp nhận oan ức vì họ là người yêu thương của mình, mình chấp nhận hàm oan để các người đó được vui vẻ, hạnh phúc. Thứ hai mà mình phải chịu là: Cái nợ của người khác mà mình thiếu quá lớn, không có dịp để đền đáp. Đây là cơ hội để mình đáp trả, nên chấp nhận hàm oan để trả lại những ân tình, những món nợ mà người ta từng lo lắng cho mình qua nhiều. Ngoài hai lý do này ra, chẳng có lý do gì mà chúng ta phải chấp nhận sự hàm oan như thế. Giữa thanh thiên bạch nhật cuộc đời này đã có luật pháp giúp cho chúng ta minh bạch tất cả mọi điều. Chúng ta có học và cái miệng này sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều điều. Tại sao Đức Phật lại dạy “OAN ỨC KHÔNG CẦN BÀY TỎ, VÌ BÀY TỎ LÀ HÈN NHÁT, MÀ TRẢ THÙ THÌ OÁN ĐỐI KÉO DÀI”. Điều này Đức Phật không dạy cho các phàm phu chúng ta. Mà đây là thủ thách, là hàng rào cho những ai đi theo con đường Bồ tát hạnh. Chứ không phải là những người bình thường như chúng ta. Muốn trở thành Phật, đi vào đất Phật thì phải vượt qua được những điều này. Vì vậy Quan Âm Thị Kính ngày xưa chấp nhận sự hàm oan để bị đánh đập. Nếu lúc đó mà Thị Kính nới rằng: “Tôi là nữ” thì sẽ không ai vu oan cho Thị Kính. Nhưng chỉ có điều nói là nữ thì không được đi tu. Như vậy chúng ta thấy: Chấp nhận sự hàm oan để trở thành Phật. Như vậy oan ức không cần bài tỏ là một thử thách trên con đường hành trì Bồ tát hạnh. Khi nào mà chúng ta phát tâm Bồ tát hạnh thì chúng ta mặc nhiên chấp nhận điều này, để chúng ta thấy chúng ta còn tham lam, tức giận nữa hay không? Còn nếu một người phàm phu mà bắt họ phải im lặng để chịu hàm oan, thì thật là quá đáng. Như vậy trên một một vấn đề nào đó, thì ta vẫn có quyền biện bạch cái nào đúng, cái nào vậy chúng ta phải hiểu một cách đúng đắn để sử dụng cho đúng.