Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước với vai trò như một “bà đỡ” để nâng đỡ các doanh nghiệp và giúp họ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Còn hiện nay, khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Muốn đứng vững và tồn tại được trong xu hướng hội nhập, mở cửa nền kinh tế và có sự cạnh tranh gay gắt, thì mỗi doanh nghiệp cần phải khẳng định. | Nguyên vật liệu là bộ phận hết sức quan trọng của tư liệu sản xuất, thông thường vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động. Về mặt kinh doanh, trong cơ cấu giá thành nó chiếm từ 70% - 80%. Do đặc điểm của công ty, nguyên vật liệu là yếu tố chính và căn bản tạo nên sản phẩm (65% - 80%) nên cũng được công ty chú trọng trong sử dụng. Đối với các nguyên vật liệu phải nhập ngoại, nhiệm vụ đặt ra của công ty là phải ký kết hợp đồng thường xuyên và lâu dài với các nguồn cung ứng được đánh giá là có thể duy trì tốt chất lượng của nguyên vật liệu. Việc tổ chức vận chuyển cũng cần phải đươc chú ý hơn nhằm giảm tối đa chi phí. Bộ phận tài chính cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ phận khác, định kỳ phân tích tình hình mua sắm, dự trữ vật tư và chi phí vật tư cho sản xuất nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng, giảm chi phí vật tư cho một đơn vị sản phẩm và đề ra những biện pháp khen thưởng hoặc phạt vật chất thích đáng nhằm khuyến khích việc phát huy sáng kiến, cải tiến sử dụng tiết kiệm vật tư, tận dụng phế liệu, hạn chế và ngăn ngừa tình trạng lãng phí, hư hỏng, mất vật tư.