Các cấu trúc dữ liệu đặc biệt

Chỉ cần qua câu nói "Algorithms+Data Structures = Program" của Niklaus Wirth ta đã có thể thấy được tầm quan trọng của các loại cấu trúc dữ liệu [data structures] trong giải các bài toán tin. Ứng dụng 1 cách thuần thục hiệu quả các loại cấu trúc sẽ đem đến những thuận lợi vô cùng lớn cho các lập trình viên. Ngoài những cấu trúc dữ liệu chuẩn, quen thuộc như array, record, queue,. còn có 1 số cấu trúc dữ liệu khác có hiệu quả đặc biệt trong 1 số dạng bài tập | Bài toán có thể phát biểu 1 cách dễ hiểu như sau: Cho dãy số M phần tử, có 1 số thao tác tô màu các phần tử của dãy số. Sau khi kết thúc chuỗi thao tác đếm số màu khác nhau của dãy số trên. Với M nhỏ, ta chỉ cần lưu lại được màu của các phần tử sau đó xem có bao nhiêu màu khác nhau là được. Nhưng nếu xét trong bài toán POSTERS này, thì M của chúng ta sẽ có thể lên tới giá trị 10^9. Do đó, ta phải làm nhỏ lại giá trị này. Bằng cách nào? Nhận xét với 2 ô mà giữa chúng không có đầu mút của tấm poster nào thì chắc chắn màu sắc của chúng giống nhau. Từ đó ta thực hiện trộn tất cả các đầu mút của các đoạn, sắp xếp tăng dần chúng. Thay vì phải xét tất cả các ô (có thể lên tới 10^9 ô) ta chỉ cần xét các ô là đầu mút của các đoạn, số lượng này chỉ khoảng 80000 số, hoàn toàn có thể lưu trữ được. Phương pháp ta vừa áp dụng còn được gọi là phương pháp “Rời rạc hoá”, ứng dụng hiệu quả nhiều trong các bài toán khác nhau, nhất là khi sử dụng các cấu trúc dữ liệu đặc biệt. Ý nghĩa chủ yếu là với 1 đoạn lớn các phần tử giống hệt nhau, không cần xét mọi phần tử mà chỉ xét 1 phần tử đại diện. Sau đây các bạn sẽ còn gặp nhiều bài toán sử dụng phương pháp này.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.