Chiến lược tăng trưởng có thể được thực hiện thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A, mergers and acquisitions) hoặc tự tăng trưởng bằng nguồn lực sẵn có (internal organic growth) tùy thuộc vào nhận định về thị trường, về công nghệ, về trình độ quản lý (nhân sự), về tiềm lực tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của ban giám đốc. | Chiến lược tăng trưởng và chiến thuật phòng vệ Chiến lược tăng trưởng có thể được thực hiện thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập M A mergers and acquisitions hoặc tự tăng trưởng bằng nguồn lực sẵn có internal organic growth tùy thuộc vào nhận định về thị trường về công nghệ về trình độ quản lý nhân sự về tiềm lực tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của ban giám đốc. Chiến lược tăng trưởng thông qua M A có thể được thực hiện thông qua các phi vụ sáp nhập theo chiều ngang horizontal mergers bằng cách mua lại doanh nghiệp khác cùng ngành. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản tìm cách mua lại một doanh nghiệp khác cùng ngành có quy mô nhỏ hơn để giảm bớt sự cạnh tranh trên thị trường và tăng công suất nhà máy. Chiến lược đó có thể được thực hiện thông qua các phi vụ sáp nhập theo chiều dọc vertical mergers bằng cách mua lại các doanh nghiệp khác nhằm kiểm soát chuỗi cung ứng supply chain và khâu phân phối distribution . Ví dụ doanh nghiệp sản xuất vỏ xe có thể tìm các cơ hội mua lại những doanh nghiệp chuyên trồng và khai thác mủ cao su nguyên liệu chính để sản xuất vỏ xe . Hoặc chiến lược còn được thực hiện thông qua các phi vụ sáp nhập tạo thành tập đoàn conglomerate mergers nhằm phát triển đa ngành và giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Ví dụ doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người xây dựng tham vọng phát triển đa ngành bằng cách mua lại hoặc thâu tóm một doanh nghiệp khác trong ngành thực phẩm. Tất cả các chiến lược tăng trưởng kể trên đều đã được các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết thực hiện thông qua M A trong thời gian gần đây. Đầu tiên có thể kể đến là thương vụ Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương HVG chào mua công khai Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang AGF để tăng tỷ lệ sở hữu từ 22 lên 51 . Mục đích của thương vụ này rất rõ ràng AGF là một thương hiệu mạnh trong ngành HVG muốn tận dụng hết công suất chưa khai thác hết của nhà máy AGF HVG muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ của AGF mà HVG chưa