Đại cương: . Định nghĩa. Viêm tắc động mạch chi là bệnh thuộc hệ thống thần kinh - mạch máu toàn thân, tiến triển mãn tính. Y học Cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong chứng “thoát thống, thoát thư, thoát cốt thư, thập chỉ ly lạc.” Bệnh thường khởi phát ở tứ chi nhưng chi dưới bị nhiều hơn. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu là các ngón chân hoặc ngón tay giá lạnh, tê nhức, dần dần đau buốt dữ dội. Đau kéo dài dẫn đến tím tái và hoại tử, loét nát các. | Thoát cốt thư viêm tắc động mạch chi Kỳ 1 1. Đại cương . Định nghĩa. Viêm tắc động mạch chi là bệnh thuộc hệ thống thần kinh - mạch máu toàn thân tiến triển mãn tính. Y học Cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong chứng thoát thống thoát thư thoát cốt thư thập chỉ ly lạc. Bệnh thường khởi phát ở tứ chi nhưng chi dưới bị nhiều hơn. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu là các ngón chân hoặc ngón tay giá lạnh tê nhức dần dần đau buốt dữ dội. Đau kéo dài dẫn đến tím tái và hoại tử loét nát các đầu chi thậm chí rụng và cụt các đầu chi do hoại tử. Bệnh thường phát ở tuổi thanh niên và trung niên hiếm thấy ở nữ giới tại Viện Y học Cổ truyền - Hà nội Nguyễn Văn Thang thống kê 1000 bệnh án của bệnh nhân bị bệnh này nhưng chưa thấy nữ giới hay gặp nhiều ở miền Bắc vùng lạnh. . Nguyên nhân cơ chế theo Y học hiện đại. Viêm tắc động mạch chi thực chất là viêm nội mạc các động mạch. Màng nội mạc các động mạch có xu hướng dày lên dẫn đến tình trạng tắc lòng động mạch gây hoại tử vùng chi tương ứng được động mạch nuôi dưỡng. Thường gặp ở nam giới và ở chi dưới nhưng cũng có khi thấy ở động mạch chi trên động mạch ruột động mạch vành và động mạch não. Có nhiều giả thuyết để giải thích. - theo Winiwarter thì chủ yếu do xơ vữa động mạch atheros cletosis . Thuyết này ít được công nhận vì vữa xơ hay ở những người tuổi cao khởi phát không ở đầu chi. - Giả thuyết tăng adrenalin hay xuất hiện ở bệnh lý tuyến thượng thận của Oppel do sau khi ông xét nghiệm thấy trong máu bệnh nhân bị viêm tắc động mạch chi có adrenalin tăng . - Giả thuyết của Silbert cho rằng bệnh do tăng độ quánh của máu. - Giả thuyết của Xep cho rằng rối loạn chức năng thần kinh thực vật phân bổ ở các mạch máu do tác động của các kích thích ngoại cảnh. - Kết luận của Hội nghị Ngoại khoa toàn liên bang Nga 27 5 1960 do kích thích ngoại cảnh hay nội sinh riêng biệt hoặc tổng hợp ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh thực vật từ từ và lâu dài làm biến đổi liên tục và ngày càng tăng trong hệ thống mạch máu. Tùy theo .