KHỦNG HOẢNG VÀ LỰA CHỌN HÀNH VI

Thông tin về khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, tôi chỉ lấy hai câu chuyện: một có thật và một giả tưởng để nói lên suy nghĩ riêng về chủ đề này. | KHỦNG HOẢNG VÀ LỰA CHỌN HÀNH VI Ths. Chu Quang Khởi – Giám đốc Đào tạo Công ty Apave Việt Nam và Đông Nam Á Thông tin về khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tràn ngập các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, tôi chỉ lấy hai câu chuyện: một có thật và một giả tưởng để nói lên suy nghĩ riêng về chủ đề này. Chuyện thứ nhất: 3 ngày sau trận động đất độ richter ở Tứ Xuyên năm 2008, người ta lôi ra từ đống đổ nát của tòa nhà ngân hàng một anh thanh niên còn sống sót. Anh ta kể lại, khi bị kẹt trong tòa nhà, biết mình không cải biến được tình hình nên anh nằm bất động. Lựa chọn đó giúp anh tiết kiệm từng calo để kéo dài sự sống qua ngày. Nhiều người khen anh là “khôn ngoan”. Chuyện thứ hai: Mùa đông đến, một con gấu theo thói quen đi ngủ đông. Rồi ngày qua ngày, gấu ta đói bụng đến mức không chịu được nữa, gấu phải ra ngoài kiếm ăn. Cảnh tượng trước mắt gấu thật không như nó mong đợi. Loanh quanh cố tìm cái gì cho vào bụng, nhưng những thứ hợp với khẩu vị đã không còn. Hóa ra, mùa đông năm nay dài hơn và các chú gấu khác đã sớm nhận ra điều đó. Đói quá, gấu vơ vài thứ ăn tạm và ân hận rằng mình đã ngủ đông quá dài. Rồi cuối cùng, mùa xuân cũng đến. Nhưng năm nay, khí hậu đã trở nên khác hẳn, cảnh vật cũng đã hoàn toàn thay đổi. Gấu ta nghĩ bụng, phải thay đổi khẩu vị, phải thay đổi địa bàn kiếm ăn, phải thay đổi cách săn mồi, và có thể phải thay đổi cả cái thân hình nặng nề của mình nếu không muốn bị chết đói. Lời bình: Thụ động chờ đón “mùa xuân” liệu có phải là “khôn ngoan” khi hy vọng may mắn được giải cứu là mong manh? Kết cục của lựa chọn hành vi thụ động phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố may rủi của bên ngoài. Thực tế cho thấy, cuộc khủng hoảng đang làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, thay đổi cơ cấu ngành, thay đổi cách thức và tốc độ phản ứng của đối thủ cạnh tranh, thay đổi cách thức nhà nước điều hành nền kinh tế . Có lẽ “mùa xuân” rồi cuối cùng sẽ đến nhưng sẽ rất khác những “mùa xuân” trước. Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp liệu có cần tư duy của con gấu, chủ động thay đổi để đón nhận một mùa xuân khác?

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.