Tham khảo tài liệu tài liệu hoá 9 - một số axit quan trọng , tài liệu phổ thông, hóa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả dành cho quý thay cô và các em | Một số Axit quan trọng I/ Mục tiêu bài học: - HS biết được các tính chất hoá học của axit HCl, axit H2SO4 (loãng) - Biết được cách viết đúng các PTHH thể hiện tính chất hoá học chung của axit - Vận dụng những tính chất của axit HCl, axit H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng. II/ Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu (hoặc bảng phụ) - Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4, quì tím, Al (Zn, Fe), Cu(OH)2, dd NaOH, CuO (Fe2O3) - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ. III/ Nội dung: 1) Ổn định lớp: 2) Kiểm tra bài cũ: - Nêu các tính chất hoá học chung của axit? - Làm BT 3 trang 14 SGK 3) Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Axit Clohiđric HS: q/sát lọ đựng dd HCl nêu các t/chất vật lí của dd HCl GV: Axit HCl có những t/c hoá học của axit mạnh chúng ta nên tiến hành những TN nào? HS: Đại diện nhóm nêu các TN tiến hành - dd HCl với quì tím - dd HCl với Al (Zn,Fe) - dd HCl với Cu(OH)2 - dd HCl với Fe2O3 (CuO) GV: Hướng dẫn HS làm TN theo nhóm HS: nêu các hiện tượng, viết các PTHH minh hoạ về t/c hhọc của HCl GV: thuyết trình ứng dụng của HCl và chiếu lên màn hình Hoạt động 2: Axit sunfuric HS: quan sát lọ đựng H2SO4 đặc nhận xét, sau đó đọc SGK GV: hướng dẫn HS cách pha loãng H2SO4 làm TN HS: nhận xét (dễ tan và toả nhiều nhiệt) GV: H2SO4 loãng có đầy đủ các t/chất hoá học của axit mạnh (tương tự HCl) HS: tự viết lại các tính chất hoá học của axit, đồng thời viết các PTHH minh hoạ (với H2SO4) GV: Kiểm tra bài viết của HS A/ Axit Clohiđric (HCl): 1) Tính chất: - Quì tím đỏ - Tác dụng với kim loại 2HCl(dd) + Fe(r) FeCl2(dd) + H2(k) - Tác dụng với bazơ HCl(dd) + NaOH(dd) NaCl(dd) + H2O(l) 2HCl(dd) + Cu(OH)2(r) CuCl2(dd) + 2H2O(l) - Tác dụng với oxit bazơ 2HCl(dd) + CuO(r) CuCl2(dd) + H2O(r) - Tác dụng với muối (học sau) 2) Ứng dụng: SGK B/ Axit Sunfuric (H2SO4): I/ Tính chất vật lí: H2SO4: chất lỏng sánh, không màu, nặng hơn nước, không bay hơi, dễ tan trong nước và toả nhiều nhiệt. II/ Tính chất hoá học: 1) Axit sunfuric loãng: - Quì tím đỏ - Tác dụng với kim loại H2SO4 + Zn ---> - Tác dụng với bazơ H2SO4 + Cu(OH)2 ---> - Tác dụng với oxit bazơ H2SO4 + CuO ---> - Tác dụng với muốí (bài sau) 4) Củng cố: BT 1 trang 19 SGK HD: a) Zn + HCl, Zn + H2SO4 b) CuO + HCl, CuO + H2SO4 c) BaCl2 + H2SO4 d) ZnO + HCl, ZnO + H2SO4 5) Dặn dò: Làm BT 4, 6, 7 trang 19 SGK * Chuẩn bị bài mới: - Tính chất hoá học của H2SO4 đặc? - Ứng dụng của H2SO4?