META dự báo đến nǎm 2005 sẽ có không ít các công ty sẽ sử dụng mạng diện rộng và giao dịch B2B để tối ưu hóa các giao dịch, trong đó chú trọng đến cả hai quy trình mua (quản lý quan hệ cung, mua trực tiếp) và bán (bao gồm dự báo đường cầu, kênh phân phối.). ở thời điểm này, siêu xa lộ thông tin toàn cầu Internet sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp về phân tích thị trường, thanh toán, lập kế hoạch | 5 đặc điểm mới của nền kinh tế điện tử Đánh giá của công ty tư vấn về công nghệ thông tin và chiến lược kinh doanh META (Mỹ) cho biết trong thời gian tới, việc phát triển các ứng dụng kinh doanh trên web sẽ ngày càng chứng tỏ ưu thế. META dự báo đến nǎm 2005 sẽ có không ít các công ty sẽ sử dụng mạng diện rộng và giao dịch B2B để tối ưu hóa các giao dịch, trong đó chú trọng đến cả hai quy trình mua (quản lý quan hệ cung, mua trực tiếp) và bán (bao gồm dự báo đường cầu, kênh phân phối.). ở thời điểm này, siêu xa lộ thông tin toàn cầu Internet sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ, giải pháp về phân tích thị trường, thanh toán, lập kế hoạch. Hiện nay nhiều cơ quan đang phát triển bằng việc sử dụng hình thức B2B để giao dịch với các nhà cung ứng và khách hàng để từng bước tạo đà thích nghi và hòa nhập sớm với một nền kinh tế điện tử hoàn chỉnh hơn trong thời gian sắp tới. META cũng đã nêu lên 5 đặc điểm chính của kinh tế điện tử đang tiến triển mạnh trên thế giới: 1. Thay đổi mục đích kinh doanh: Người tham gia và những nhà phát triển kinh tế điện tử ngày càng thực tế hơn khi tiến hành bỏ kinh phí đầu tư cho nó. Song, mục đích chính của họ là giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm tối đa thời gian cho nhà cung ứng, thương gia, khách hàng, kể cả nhà sản xuất. 2. Đối tượng tham gia thay đổi: Thoạt đầu, các tập đoàn, công ty công nghệ là những nơi khởi xướng thương mại điện tử (TMĐT). Bây giờ ngày càng có nhiều công ty tham gia, trong đó có cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rất nhiều các công ty nhỏ đang chuyển từ việc quản lý giấy tờ, chứng từ, sổ sách sang quản lý dữ liệu điện tử. 3. Mở rộng ra nhiều lĩnh vực: Khi mới bắt đầu, TMĐT không có sự phân biệt lĩnh vực và không xuất hiện gương mặt nào nổi bật. Thời gian gần đây, xu hướng trên đã thay đổi với sự xuất hiện chính phủ điện tử hay nhà nước điện tử cùng với những ứng dụng TMĐT trong các thị trường lớn như: nǎng lượng, viễn thông, y tế, phân tích gien di truyền. 4. Công nghệ phát triển: Hiện nay, hầu hết công ty sử dụng hình thức B2B (business to business) đang dùng portal technology (công nghệ cổng) và cố gắng áp dụng cơ cấu này để dùng trong hình thức B2E (business to employee). Trong trường hợp này, B2B và B2E đang ngày càng gần nhau hơn và sự phát triển của một trong hai loại hình này sẽ tạo điều kiện giúp đỡ cho loại hình kia phát triển. Ngoài ra, doanh nghiệp đang xem xét các dịch vụ phát triển trên web như là sự đầu tư cho tương lai. 5. Người sử dụng có khả nǎng chia sẻ nhiều thông tin: Lúc đầu, các công ty phát triển TMĐT chỉ cho phép chia sẻ rất ít dữ liệu. Giờ đây, do sự phát triển của mạng Extranet thế hệ thứ 3, cũng như xu hướng phát triển mạng nội bộ với nhiều khả nǎng tích hợp, các công ty trên được quyền chia sẻ nhiều thông tin hơn. Như bản chất của các dịch vụ trên web, vǎn bản không chỉ được xử lý mà còn được chia sẻ cả ở bên trong cũng như bên ngoài công ty.