Ăn mía trị bệnh

Không chỉ là nước giải khát rất hiệu quả trong mùa hè, mía còn là loại thảo dược dễ kiếm, dễ làm, phù hợp với người già và trẻ nhỏ. Theo đông y dược thảo, cây mía tên khoa học là Sa officinarum, họ Lúa (Gramineal). Khi bón đủ phân nước, mía cao 2,5-3m. Khi trổ cờ ở đọt, đó chính là hoa mía, chứa chất đường đã chuyển hóa thành men rượu, cũng là vị thuốc có tác dụng diệt khuẩn trực trùng đường ruột, lọc sạch mô mỡ có trong máu. . | Ăn mía trị bệnh Không chỉ là nước giải khát rất hiệu quả trong mùa hè, mía còn là loại thảo dược dễ kiếm, dễ làm, phù hợp với người già và trẻ nhỏ. Theo đông y dược thảo, cây mía tên khoa học là Sa officinarum, họ Lúa (Gramineal). Khi bón đủ phân nước, mía cao 2,5-3m. Khi trổ cờ ở đọt, đó chính là hoa mía, chứa chất đường đã chuyển hóa thành men rượu, cũng là vị thuốc có tác dụng diệt khuẩn trực trùng đường ruột, lọc sạch mô mỡ có trong máu. Viện sức khỏe cộng đồng Mỹ cho biết, cứ 100ml nước mía chứa 10% đường saccarose, 22% protein, 0,5% lipit, sáp, 0,05% cacbon, 0,5% tro muối cali, natri, mangan, silic, sắt và magiê. Mía chứa nhiều hoạt chất dược tính như asparagin, glycin, glutamin, lecin, guanin, cylenin, tanin. Các men oxyclaza, tyrozinaza và lacaza. Ngoài ra, còn có 20% đường, glucoza, axit tactric, aconitric, malic, citric đặc biệt là men galatocylan có tác dụng chống máu nhiễm mỡ và kích thích thải độc. Nếu không quen uống nước mía tươi ép, có thể bào bỏ vỏ, hấp cách thủy, dùng cho người lớn và trẻ em vừa hợp vệ sinh, vừa đại bổ cam tỳ. Ăn mía hấp, nhai bỏ xác, nuốt nước làm sạch răng, miệng, thông mát vòm họng, yết hầu. Mía còn giúp người cao tuổi hết nhức mỏi, hàm, cơ, thịt gò má, viêm nướu, tẩy bợn men đóng răng. Trẻ nhỏ biết tập nhai, nuốt sẽ ngừa các bệnh răng miệng. Uống nước mía ép ở phần gốc là bài thuốc giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho người bệnh co thắt hoặc rối loạn cơ tim, huyết áp nặng, nhờ nhiều hoạt tính điện giải. Lưu ý là chỉ nhỏ từng giọt nước mía vào miệng bệnh nhân, có tác dụng cấp kỳ sau 3-5 phút. Dưới đây là một số đơn thuốc chữa viên gan mạn và mỡ bụng gây béo phì ở phụ nữ: - 100gr lõi mía tây (hoặc mía mật cắt khúc dài 3-5cm, ngâm trong 10 muỗng canh giấm nuôi từ 20-30 phút). Vớt ra ngâm lại trong nước ấm (hoặc rượu 45 độ) trong 10 phút để giảm axit chua. Ăn một lần trước bữa cơm trưa, hoặc ép lấy nước uống, giúp kích thích, ngon miệng. Liên tục 4-6 tuần. - Đơn thuốc như trên, thêm 3gr gừng xắt lát mỏng, ăn sau bữa cơm sẽ làm dễ tiêu hóa, giảm hấp thụ đường, mỡ, diệt vi khuẩn bám ở các vết viêm loét gan, dạ dày, kích thích tiết mật nhanh. - Ép 100gr lõi non ngọn mía lên men vị chua ngọt thanh, thơm dịu dễ uống. Có tác dụng diệt khuẩn hầu, họng, đem lại cân bằng vi khuẩn tá tràng và đại tràng. Cứ 3 ngày/lần dùng nước mía lên men để phòng chống ung thư gan, nội tạng, đặc biệt hiệu quả cao với viêm gan mãn tính và máu nhiễm mỡ. - 150gr lõi đọt mía tây, mía mật ướp với 10gr gừng già giã nát nướng trên than đước hoặc gáo dừa cháy hồng, khi mía vừa tươm nước, cháy vàng, đem xuống nhai nuốt nước, bỏ bã, chữa các bệnh viêm gan, vàng da, ăn xong buồn nôn. Nếu bị cam uất, tỳ hư, bụng đầy trướng, ngực, sườn tức, nhói tim thì nấu chung với 15gr mầm lúa (kẹo mạch nha), 15 trái táo ta, 15gr nhân trần và 3 muỗng mật ong trong 0,5l nước, còn 300ml, chia uống khi khát. Lương y Dương Tấn Hưng Nguồn: TNO

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.