Tham khảo tài liệu 'manual programming experience handbook part 152', công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Hình BĐLDL của hệ cung ứng vật tư 4. Phân mức a. Khái niệm Là sự phân cấp từ mức tổng quát đến mức chi tiết để nêu lên các chức năng của hệ thống. Tùy theo quy mô của hệ thống mà sự phân cấp này chi tiết đến mức nào tuy nhiên đa số thường được chia thành 3 mức Hình . Cấu trúc một biểu đồ phân cấp chức năng b. Phân mức để vẽ nhiều biểu đồ luồng dữ liệu - BĐLDL mức khung cảnh mức 0 mức này chỉ có một biểu đồ gồm chức năng chính của hệ thống và biểu diễn hệ thông tin có giao tiếp với các tác nhân ngoài nào. BĐLDL mức khung cảnh thường có dạng như sau Hình . Hình thức một biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh. - BĐLDL mức đỉnh mức 1 BĐLDL mức đỉnh dùng để biểu diễn chức năng tổng quát A một cách chi tiết hơn bằng cách phân nhỏ chức năng A thành các chức năng chi tiết hơn và cũng chỉ có một biểu đồ. BĐLDL mức đỉnh thường có hình thức như sau Hình . Hình thức một biểu đồ luồng dữ liệu mức BĐLDL mức dưới đỉnh mức 2 Tất cả những chi tiết thông tin của hệ thống thường thể hiện rõ ở biểu đồ mức dưới đỉnh. BĐLDL này gồm nhiều biểu đồ chi tiết mỗi biểu đồ thể hiện một chức năng chi tiết thường đầy đủ tất cả các đối tượng của hệ thống BĐLDL. Ví dụ một BĐLDL mức dưới đỉnh được thể hiện chi tiết của chức năng 1 ở trên. Tác nhân trong Hình . Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 1 giải thích chức năng 1 ở BĐLDL mức đỉnh Hình . Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 2 giải thích chức năng 2 ở BĐLDL mức đỉnh Lưu ý ta cần chú ý các nguyên tắc sau khi thiết kế BĐLDL - Chỉ có tác nhân trong mới có thể tác động đến kho dữ liệu. - Tác nhân ngoài phải xuất hiện đầy đủ ở mức khung cảnh không được xuất hiện thêm tác nhân ngoài ở các mức dưới. - Kho dữ liệu không được xuất hiện ở mức khung cảnh từ mức đỉnh đến mức dưới đỉnh các kho dữ liệu xuất hiện dần. c. Ví dụ vẽ BĐPCCN và BĐLDL phân mức của một cơ sở tín dụng - Biểu đồ phân cấp chức năng