Biến nạp là quá trình chuyển DNA trực tiếp tách ra từ tế bào thể cho sang tế bào thể nhận. DNA này nằm tự do trong môi trường (dung dịch) do một vi khuẩn (thể cho) phóng ra. Tế bào thể cho và thể nhận có thể được bắt nguồn từ những sinh vật khác nhau như: thực vật, động vật và vi sinh vật. | Biến nạp là quá trình chuyến DNA trực tiếp tách ra từ tế bào thế cho sang tế bào thế nhận. DNA này nằm tự do trong môi trường dung dịch do một vi khuẩn thế cho phóng ra. Tế bào thế cho và thế nhận có thế được bắt nguồn từ những sinh vật khác nhau như thực vật động vật và vi sinh vật. Trong khuôn khô của mục này chỉ xét hiện tượng biến nạp ở vi khuẩn. Khác với tiếp hợp và tải nạp biến nạp không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa 2 tế bào cũng như không cần vật trung gian như các phage. Các tế bào ở trạng thái có thể được biến nạp được gọi là khả nạp competent . Như vậy qua biến nạp một nòi vi khuẩn bị biến đôi về mặt di truyền do tiếp thu acid nucleic của một nòi khác. Cơ chế biến nạp chủ yếu bao gồm việc vi khuẩn thể nhận tiếp nhận DNA của thể cho gọi là đoạn ngoại lai exogenote và sau đó DNA này có thể trao đôi với đoạn DNA tương đồng của thể nhận gọi là đoạn nội tại endogenote bằng trao đối chéo. Những tế bào có khả năng tiếp nhận DNA gọi là các tế bào khả biến competent . Tế bào vi khuẩn nhận đoạn ngoại lai lúc đó có bộ gene ở trạng thái lưỡng bội một phần merodiploid hay hợp tử từng phần merozygote . Quá trình trao đối thông tin di truyền bằng cách chuyển chỉ một phần vật chất di truyền như thế được gọi là sự giao nạp hay tiếp hợp từng phần meromixis . Tương tự như trong tiếp hợp và tải nạp để lập bản đồ di truyền bằng biến nạp cần có các tế bào thể cho và thể nhận có các kiểu gene .