Hiện nay, trong mọi nền kinh tế trên thế giới, đầu tư nước ngoài luôn là lĩnh vực quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo vị thế vững chắc để quốc gia đó chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Xét về những chính sách và biện pháp của chính phủ các nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, chúng. | Ngày nay, các nước đang phát triển rất tích cực đầu tư ra nước ngoài. Hội nhập đầu tư quốc tế theo xu thế tự do hoá FDI sẽ tạo thuận lợi cho các nước trong đó có các nước đang phát triển đầu tư vào Việt Nam. Dòng vốn FDI từ nhiều nước đang phát triển thường đi kèm với các công nghệ lạc hậu mà các nước này trước đây đã tiếp nhận từ các nước phát triển hơn và nay để đổi mới công nghệ nhưng vẫn khai thác được các công nghệ cũ, các nước này thường tìm cách chuyển giao sang các nước có trình độ phát triển kém hơn. Vì vậy nếu quản lý không tốt, Việt Nam có thể trở thành nơi tiếp thu những công nghệ lạc hậu của các nước đang phát triển khác. Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, khiến khoảng cách giữa Việt Nam và các nước sẽ ngày càng xa hơn. Thực tiễn thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian vừa qua cho thấy thách thức này không dễ vượt qua. Do trình độ của cán bộ quản lý, trình độ của các kỹ sư, kỹ thuật viên còn kém, chưa được tiếp xúc nhiều với các công nghệ tiên tiến, chưa được cập nhật thường xuyên nên trong thời gian vừa qua Việt Nam đã tiếp nhận nhiều công nghệ lạc hậu trên thế giới thông qua FDI.