“Hãy nói cho tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào?” - Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến (elearning) về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ - nói như vậy để mở đầu câu chuyện về quản lý rủi ro trong ngân hàng với TBKTSG. | Quản trị rủi ro đừng theo mốt Hãy nói cho tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào - Tiến sĩ S. L. Srinivasulu Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến elearning về tài chính có trụ sở tại California Hoa Kỳ - nói như vậy để mở đầu câu chuyện về quản lý rủi ro trong ngân hàng với TBKTSG. Dù nền kinh tế thế giới đang hứng chịu hậu quả của sự sơ suất trong công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng song điều ông Srinivasulu muốn nói là Hãy quay về những gì đơn giản nhất. Từ lâu công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ. Dưới góc nhìn này rủi ro được xem như là điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận trong kinh doanh và hoạt động quản lý rủi ro được coi là một trung tâm chi phí. Ông Srinivasulu cho rằng các ngân hàng nên chuyển hướng tiếp cận ngược lại Quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Làm thế nào để vượt qua mô hình quản lý rủi ro cũ gắn với tuân thủ để đi tới mô hình quản lý rủi ro mới nhằm tạo giá trị Hãy xây dựng một văn hóa rủi ro trong toàn bộ tổ chức của bạn ông Srinivasulu đưa ra lời khuyên. Hơn lúc nào hết các ngân hàng Việt Nam cần phải chủ động trong phòng ngừa rủi ro. Tính minh bạch cũng như các rủi ro từ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn sẽ là một trong các vấn đề trọng tâm trong năm 2009 Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam bà Dương Thu Hương nói tại hội thảo Thành lập ngân hàng dữ liệu và phòng ngừa rủi ro tác nghiệp diễn ra hồi tháng 1-2009. Các chuyên gia cũng cho rằng các số liệu hiện có về hệ thống ngân hàng có thể chưa phản ánh hết tình hình. Với các khó khăn của nền kinh tế và sự đình đốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ nợ xấu có thể cao hơn và rủi ro thực tế sẽ lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng nhất là khi được đo lường bằng các chuẩn mực quốc tế. Công việc hàng ngày