Trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo không thiếu các chuyên gia và khó có thể nói ai hơn ai. Điểm lý thú có lẽ ở chỗ các nhà tiếp thị tuy đại diện cho những sản phẩm gần như trái ngược nhau, nhưng tất cả đều chung quan điểm về con đường dẫn đến thành công: đó là “Luôn sáng tạo và đổi mới trong các ý tưởng quảng cáo!”. | Sáng tối bức tranh quảng cáo Trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo không thiếu các chuyên gia và khó có thể nói ai hơn ai. Điểm lý thú có lẽ ở chỗ các nhà tiếp thị tuy đại diện cho những sản phẩm gần như trái ngược nhau nhưng tất cả đều chung quan điểm về con đường dẫn đến thành công đó là Luôn sáng tạo và đổi mới trong các ý tưởng quảng cáo . Chiến dịch tiếp thị của các công ty tập đoàn lớn rất nhạy cảm với thời cuộc và được giới quảng cáo quốc tế đánh giá cao. Thành công của các thương hiệu như Tiger Sunsilk là hoàn toàn xứng đáng để cho nhiều doanh nghiệp học tập. Một nhãn hiệu sẽ thành công và được nhiều người biết đến nếu doanh nghiệp tạo ra được yếu tố đặc sắc và sáng tạo trong các quảng cáo. Một quảng cáo sử dụng công nghệ hình ảnh hiện đại chưa chắc hiệu quả bằng những quảng cáo đơn giản với những giai điệu âm nhạc mượt mà lôi cuốn. Tuy nhiên có điều đáng buồn là đôi khi đã xuất hiện sự đột phá thái quá khiến quảng cáo mất hết ý nghĩa của nó thậm chí còn phản tác dụng khiến nhiều khách hàng lánh xa sản phẩm được quảng cáo. Thomas Hosk giám đốc tiếp thị của tập đoàn Vodaphone hoàn toàn có lý khi cho rằng Các công ty đừng quá chủ quan với những quảng cáo của mình. Lý do thật đơn giản Quảng cáo luôn là con dao hai lưỡi . Từ những điểm sáng . Sochiro Honda đã từng nói Quảng cáo là một trong những thứ có thể làm người ta thích thú nhưng sau đó lại có thể nổi xung thiên ngay tức thì. Cái sự ra rả từ ngày này qua ngày khác thói khoa trương quá lố đã làm cho người ta phát ngán quảng cáo. Nhưng rất có thể nhiều người sẽ cảm thấy thiếu thiếu nếu một ngày nào đó họ không còn được nhìn thấy các quảng cáo nữa . Vào buổi sơ khai quảng cáo chỉ nhằm cung cấp thông tin. Đến thập niên 1960 quảng cáo mới đánh thức cả thế giới và trở thành hiện tượng thật sự. Theo một số chuyên gia cha đẻ của quảng cáo không ai khác hơn là Michel de Montaigne thế kỷ XVII . Ông đã đề nghị nhà vua Pháp thành lập một bộ máy quảng cáo để mọi người trong xã hội biết nhiều hơn về các sản phẩm đang .