BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2)

Lạc mạch có đường đi riêng và phân nhánh nhỏ dần. Nhánh nhỏ tách ra từ lạc mạch gọi là “tôn lạc”. Nhánh nổi ở mặt da có thể nhìn thấy được là “phù lạc”. Tại đây có khi thấy được những mạch máu nhỏ được gọi là “huyết lạc”, thường được sử dụng trong chích lể, châm nặn máu. Nhờ hệ thống này, lạc mạch từ những nhánh lớn đã phân nhỏ dần và phân bố khắp mặt ngoài cơ thể, tạo thành mạng lưới chằng chịt nuôi dưỡng toàn thân và liên lạc khắp nơi trong cơ. | BIỆT LẠC LẠC MẠCH VÀ CÁCH VẬN DỤNG Kỳ 2 Lạc mạch có đường đi riêng và phân nhánh nhỏ dần. Nhánh nhỏ tách ra từ lạc mạch gọi là tôn lạc . Nhánh nổi ở mặt da có thể nhìn thấy được là phù lạc . Tại đây có khi thấy được những mạch máu nhỏ được gọi là huyết lạc thường được sử dụng trong chích lể châm nặn máu. Nhờ hệ thống này lạc mạch từ những nhánh lớn đã phân nhỏ dần và phân bố khắp mặt ngoài cơ thể tạo thành mạng lưới chằng chịt nuôi dưỡng toàn thân và liên lạc khắp nơi trong cơ thể. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BIỆT LẠC - Hệ thống biệt lạc bao gồm 12 lạc của 12 kinh chính 2 lạc của 2 mạch Nhâm - Đốc và 2 lạc đặc biệt của Tỳ và Vị. - Tất cả các lạc mạch đều khởi phát từ huyệt lạc. - Biệt lạc của 12 kinh chính có 2 loại lạc ngang và lạc dọc. - Lạc ngang có những đặc điểm Đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh B kinh có quan hệ biểu lý với kinh A đảm bảo chức năng dẫn khí huyết từ kinh A sang kinh B. Do đó dùng để trị bệnh hư của kinh B. Lạc ngang không có biểu hiện bệnh lý riêng biệt. Châm bổ huyệt nguyên kinh B và huyệt lạc kinh A để trị hư chứng của kinh B. - Lạc dọc có những đặc điểm Có lộ trình riêng biệt thường đi gần với lộ trình kinh chính. Phân nhánh nông dần và nhỏ dần gọi là tôn lạc phù lạc huyết lạc. Có biểu hiện triệu chứng bệnh lý riêng biệt cho từng lạc mạch. Châm bổ hoặc tả huyệt lạc để trị hư chứng hoặc thực chứng của đường kinh tương ứng. II. LỘ TRÌNH CÁC LẠC VÀ CÁCH SỬ DỤNG A. LẠC CỦA THỦ THÁI ÂM PHẾ KINH 1. Lạc ngang của Phế kinh - Xuất phát từ huyệt Liệt khuyết đi đến tận cùng ở Hợp cốc. - Khi có rối loạn ta thấy các triệu chứng hư của kinh quan hệ biểu lý với kinh phế đó là thủ dương minh Đại trường. Điều trị Lấy huyệt nguyên của kinh có bệnh Hợp cốc của kinh Đại trường và lạc của kinh quan hệ biểu lý Liệt khuyết của kinh Phế . 2. Lạc dọc của Phế kinh - Nhánh này cũng xuất phát từ huyệt Liệt khuyết chạy theo cạnh trong gò ngón cái đến tận cùng góc ngoài gốc ngón trỏ tại huyệt Thương dương. - Trong trường hợp rối loạn lạc dọc của Phế Thực chứng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.