Tại châu Á: - Tại Trung Quốc: vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau những công bố của Nogier. Năm 1959, xuất bản tập sách Nhĩ châm, chủ yếu tập hợp một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng Hải. Thời kỳ này các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở. Trong sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới trên loa tai không phải của Nogier và chỉ đánh số mà chưa có tên. . | PHƯƠNG PHÁP CHÂM LOA TAI NHĨ CHÂM Kỳ 2 2. Tại châu Á - Tại Trung Quốc vấn đề nhĩ châm thật sự trở nên được quan tâm từ sau những công bố của Nogier. Năm 1959 xuất bản tập sách Nhĩ châm chủ yếu tập hợp một số bài báo phản ảnh các công trình của trường phái Thượng Hải. Thời kỳ này các nhà châm cứu Trung Quốc lấy bản đồ huyệt loa tai của Nogier làm cơ sở. Trong sách chỉ có 1 bài giới thiệu 12 huyệt mới trên loa tai không phải của Nogier và chỉ đánh số mà chưa có tên. Cho đến năm 1970 cơ quan quân y tỉnh Quảng Châu ấn hành bộ tranh châm cứu có phần hướng dẫn 115 huyệt loa tai trong đó có nhiều huyệt mới ra đời mang tên theo YHCT như Thần môn Tam tiêu Can dương 1 và 2. bản đồ huyệt vị này có những điểm dị đồng với bản đồ huyệt vị của trường phái Nogier . Nói chung tình hình nghiên cứu nhĩ châm của Trung Quốc chủ yếu dựa vào thực tiễn lâm sàng ít có những công trình nghiên cứu cơ bản. - Tại Việt Nam từ tháng 5 62 Viện Nghiên cứu Đông y khởi sự nghiên cứu nhĩ châm. Tại Hội nghị Thuốc Nam châm cứu toàn ngành lần thứ 2 11 62 Khoa Châm cứu của Viện đã giới thiệu những nét đại cương về nhĩ châm. Ở Hội nghị thành lập Hội Châm cứu Việt Nam 1968 tổ nhĩ châm của Viện đã báo cáo tổng kết 5 năm nghiên cứu nhĩ châm trên 1923 đối tượng khảo sát điểm đau trên loa tai để phòng và chữa bệnh khảo sát sơ đồ loa tai chẩn đoán với máy dò huyệt ở tai. Sau đó Viện dừng nghiên cứu đề tài này. Năm 1969 Nhà xuất bản Y học và Thể dục thể thao xuất bản cuốn Nhĩ châm Thủy châm Mai hoa châm. Tuy nhiên tài liệu về nhĩ châm vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phổ biến một số kiến thức chung nhất. Ở Công ty Gang thép Thái Nguyên có nhóm nghiên cứu về nhĩ châm của DS Nguyễn Xuân Tiến hoạt động rất tích cực. Ngoài việc cố gắng thu thập tài liệu từ Trung Quốc và của Nogier nhóm này còn cố gắng tự lực trang bị về các thiết bị cần thiết cho nghiên cứu như máy dò kinh lạc máy điện châm. Nhóm đã có những bài báo Tình hình phát triển nhĩ châm liệu pháp Tạp chí Đông y 130 1974 những bài báo về lịch sử cơ sở khoa học của